Phúc lợi động vật (animal welfare) là một khái niệm phức tạp liên quan đến cả thể chất, tinh thần và tính tự nhiên của con vật. Đó là mối quan tâm toàn cầu vì nó có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với con vật mà cả đối với con người, xã hội và môi trường. Ở Việt Nam, phúc lợi động vật là một khái niệm còn mới mẻ, chưa phải là một bộ phận cấu thành truyền thống trong chương trình giáo dục và đào tạo, chưa được quan tâm nhiều trong nghiên cứu khoa học cũng như thực hành chăn nuôi-thú y.
Tuy nhiên, gần đây nhận thức và thái độ của cộng đồng, người chăn nuôi, giới học thuật và giới lập pháp về phúc lợi động vật đang được cải thiện cùng với sự phát triển của xã hội. Để phát triển hơn nữa và hội nhập được với thế giới thì nhất thiết chúng ta phải đưa phúc lợi động vật vào các chương trình đào tạo, nghiên cứu cũng như áp dụng trong thực tiễn sản xuất và xã hội.
Một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi về phúc lợi động vật là “Năm Không” do Hội đồng phúc lợi động vật nông nghiệp Anh đề xuất năm 1992. Trong khi phúc lợi có các khía cạnh khác nhau, “Năm Không” cung cấp một bản tóm tắt các khía cạnh chính của phúc lợi động vật như sau: - Không bị đói khát - Không bị đau đớn, tổn thương và bệnh tật - Không bị khó chịu - Không bị sợ hãi và khổ sở - Không bị hạn chế các tập tính tự nhiên. “Năm Không" là điểm khởi đầu tốt cho việc đánh giá phúc lợi động vật.
Các con tôm khác có thể ăn con mới lột xác vì chúng không thể tự bảo vệ khi không có lớp vỏ cứng. Ảnh: Tép Bạc
Phức hệ cơ quan X tuyến xoang trong cuống mắt của các loài giáp xác sinh ra và chứa các nội tiết tố. Có một nội tiết tố đặc biệt gọi là nội tiết tố ức chế tuyến sinh dục (viết tắt là GIH) có chức năng kiểm soát các cơ quan sinh sản và thời điểm các cơ quan này trở nên thành thục. Nội tiết tố này cũng tác động đến thời điểm con cái đẻ trứng. Loại bỏ tuyến này đẩy nhanh quá trình thành thục sinh dục và khiến con vật đẻ trứng sớm hơn. Một nội tiết tố khác bị tác động bởi cắt cuống mắt là nội tiết tố ức chế lột xác (viết tắt là MIH).
Sau khi cắt cuống mắt, quá trình lột xác bị kích thích. Lột xác tiêu tốn rất nhiều năng lượng của con vật. Chúng sẽ trở nên mệt mỏi và căng thẳng. Con vật sẽ khó sinh sản hơn, đặc biệt trong các môi trường nuôi thâm canh. Tôm mới lột xác có cơ thể rất mềm. Các con tôm khác có thể ăn con mới lột xác vì chúng không thể tự bảo vệ khi không có lớp vỏ cứng. Các nội tiết tố quan trọng khác không thể tiết ra hoàn toàn, gây ra các vấn đề về sức khỏe tôm liên quan đến nội tiết tố. Điều này khiến tỉ lệ sống của tôm bố mẹ giảm xuống, số lượng và chất lượng của tôm con giảm, đề kháng yếu, khả năng sinh sản cạn kiệt, giảm trọng lượng và căng thẳng.