Phương pháp cho ăn tối ưu hóa hiệu quả

Bài viết này được báo cáo trên tạp chí NACA cung cấp một vài cải tiến trong phương pháp cho ăn nhằm tối đa hóa hiệu quả và một số hệ thống nuôi có thể áp dụng ở quy mô nông hộ.

Phương pháp cho ăn tối ưu hóa hiệu quả
Cho ăn là hoạt động chính và quan trọng nhất của con người trong quá trình nuôi tôm/cá

Mong muốn tối đa hóa sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận một cách mù quáng nông dân đã tăng cường đầu vào (thức ăn, mật độ nuôi) mà không đi kèm với áp dụng khoa học kỹ thuật đã đẩy hệ thống nuôi đến mức giới hạn gây nên sự bùng phát dịch bệnh, sụp đổ vụ nuôi và tổn thất nặng nề về kinh tế. Điều đó đã xảy ra trong nhiều hệ thống nuôi thâm canh.

Cho ăn là hoạt động chính và quan trọng nhất của con người trong quá trình nuôi tôm/cá. Tuy nhiên, các phương thức cho ăn của đa số nông dân thường khác với sự tối ưu hợp lý về mặt khoa học, dẫn đến hiệu quả cho ăn thấp, bổ sung dư thừa chất dinh dưỡng, tăng chi phí sản xuất, tác động tiêu cực đến môi trường và trong những trường hợp nghiêm trọng có thể làm chết vật nuôi và sụp đổ vụ nuôi.

Cho ăn đúng phải dựa trên đánh giá về sinh khối của vật nuôi, yếu tố môi trường và hành vi ăn uống, điều này không hề dễ dàng với hầu hết nông dân đặc biệt là người nuôi quy mô nhỏ. Họ có xu hướng tin rằng càng cho ăn nhiều thức ăn thì sản lượng càng nhiều trong khi sức chứa của hệ thống bị bỏ qua.

Bài viết này cung cấp một vài cải tiến trong thao tác cho ăn và một số hệ thống nuôi đem lại hiệu quả cao có thể áp dụng ở quy mô nông hộ.

Một số đổi mới trong phương pháp cho ăn nâng cao hiệu quả

Phát triển các loại thức ăn khác nhau giảm chi phí thức ăn. Điều này bao gồm tìm nguồn nguyên liệu thay thế và thay đổi hàm lượng chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein để tăng hiệu quả tiết kiệm protein. Điều này đã được chứng minh có hiệu quả để giảm chi phí thức ăn và cải thiện FCR.

Pulse feeding: chế độ cho ăn luân phiên bình thường và giảm cho ăn hoặc nhịn ăn trong một thời gian nhất định. Khái niệm tăng trưởng bù có thể được áp dụng trong các ao nuôi cá. Các nghiên cứu và kinh nghiêm nuôi trồng cho thấy cho ăn luân phiên có thể làm giảm chi phí thức ăn và cải thiện hiệu quả cho ăn mà không làm giảm sự phát triển của cá ở một số loài cá nuôi quan trọng như cá rô phi, cá tra, cá sữa và cá chép Ấn Độ. Điều này cho phép nông dân kéo dài thời gian nuôi để thích ứng với sự biến động nhu cầu thị trường mà không làm tăng lượng thức ăn.

Tăng trưởng bù ở một số loài cá là giai đoạn tăng trưởng rất nhanh, xuất hiện khi cá được ăn trở lại sau một thời gian bị bỏ đói, kèm theo tăng trưởng bù là sự gia tăng thèm ăn bất thường trên cá. Hiện tượng này đã được ghi nhận trên nhiều loài cá như cá hồi, cá chép, cá rô phi, cá tra, cá nheo...

Một nghiên cứu được thực hiện trên cá tra nuôi thương phẩm từ tháng 6/2010 - 01/2012 tại Vĩnh Lon cho thấy việc cho cá ăn 7 ngày - ngừng 2 ngày đã giảm chi phí sản xuất, cải thiện tăng trưởng và năng suất, giảm hệ số thức ăn so với nhóm cá được cho ăn hàng ngày theo nhu cầu.

Ngược lại, một số nông dân thực hiện kế hoạch phân chia thời gian cho ăn, trong đó một khẩu phần ăn chia thành 2/3 và được áp dụng trong khoảng thời gian nhất định.

Cá nuôi trong lồng, viên thức ăn trôi dạt đến những nơi mà cá không tiếp cận được. Sử dụng vật liệu lưới tốt để bao bọc khu vực cho ăn là một biện pháp hữu hiệu. Các loại thức ăn chìm có xu hướng trộn với bùn và không thể tiếp cận cá hoặc tôm. Đối với các ao có đáy bùn cần lót khu vực cho ăn với một tấm nhựa là một lựa chọn kỹ thuật để nâng cao hiệu quả cho ăn.

Việc chấp nhận các đổi mới cho thức ăn ở cấp nông trại thường đòi hỏi sự xem xét cẩn thận và kinh nghiệm của nông dân.

Hệ thống canh tác có hiệu quả sinh thái cao.

Lựa chọn hệ thống canh tác thích hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như yêu cầu năng suất, nguồn lực sẵn có, các loài nuôi và quy mô sản xuất. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi vẫn là yếu tố chính để xem xét.

1. Nuôi ghép nhiều loài:

Nuôi ghép nhiều loài trong 1 ao nuôi nhằm tối đa hóa nguồn nước, nâng cao năng suất nuôi.

2. Mô hình nuôi tận dụng dinh dưỡng (Integrated multi-trophic aquaculture).

cải tiến cho ăn, tăng trưởng bù, cho ăn hiệu quả, phương pháp cho ăn, tối ưu hóa cho ăn

IMTA là nuôi ghép nhiều loài trong cùng một vùng nuôi nhằm tối đa hóa hiệu quả thức ăn. Giảm thiểu tối đa dinh dưỡng thải ra môi trường. Ảnh: Internet

3. Mô hình lúa - cá kết hợp.

cải tiến cho ăn, tăng trưởng bù, cho ăn hiệu quả, phương pháp cho ăn, tối ưu hóa cho ăn

Mô hình cá - lúa dễ nuôi, vốn đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, có thể tận dụng được diện tích mặt nước trên những thửa ruộng. Nguồn: Internet

4. Hệ thống bán thâm canh bổ sung phân bón giàu dinh dưỡng.

5. Hệ thống sử dụng vi sinh vật hỗ trợ nền đáy.

6. Hệ thống Biofloc

6. Nuôi trong lồng hoặc sông trong ao.

cải tiến cho ăn, tăng trưởng bù, cho ăn hiệu quả, phương pháp cho ăn, tối ưu hóa cho ăn

Hệ thống sông trong ao - raceways in ponds. Nguồn: Internet

Đăng ngày 15/11/2017
VĂN THÁI Lược Dịch
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 04:52 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 04:52 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 04:52 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 04:52 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 04:52 27/11/2024
Some text some message..