Phương pháp mới có thể chẩn đoán bệnh EHP chính xác hơn

Một nhóm các nhà khoa học ở Trung Quốc đã phát triển phương pháp PTP2-qPCR tích hợp với kính hiển vi có thể được sử dụng để phát hiện Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trong suốt thời gian nuôi tôm.

chẩn đoán EHP
Một phương pháp kết hợp để chẩn đoán EHP trên tôm nuôi. Nguồn:mdpi.com

Bệnh vi bào tử trùng (EHP)

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một loại ký sinh trùng nội bào bắt buộc, hình thành bào tử, chủ yếu lây nhiễm qua đường tiêu hóa của tôm. Bệnh EHP lây nhiều nhất theo chiều ngang khi tôm ăn thịt đồng loại, hay tôm khỏe sống chung với tôm bệnh, bệnh còn lây nhiễm trong nguồn nước, đất, các dụng cụ nuôi trồng từ ao này sang ao khác. Bệnh cản trở đáng kể sự phát triển của tôm, gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi tôm. Bởi vì bệnh EHP không gây chết tôm hàng loạt mà làm cho tôm nuôi chậm lớn, gây thiệt hại về kinh tế và môi trường do khả năng tồn lưu mầm bệnh EHP trong ao nuôi là khá cao từ vụ này sang vụ khác và khó xử lý triệt để. 

Hiện nay, thế giới chưa có thuốc điều trị bệnh vi bào tử trùng EHP. Vì vậy, việc phòng, chống bệnh chủ yếu dựa vào việc áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật trong quản lý ao nuôi (quản lý con giống, thức ăn, môi trường nuôi, quy trình nuôi...).

Hiện tại bệnh EHP đã được báo cáo ở một số quốc gia như: Trung Quốc, Việt Nam, Brunei, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Venezuela…

Tầm quan trọng khi chẩn đoán nhanh tôm mắc bệnh

Do không có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng trong thời gian ngắn, do đó khi nuôi tôm nhiễm bệnh trong tháng đầu tiên tôm thường vẫn phát triển tương đối bình thường nhưng sau khi tôm đạt trọng lượng khoảng 3-4 gram/con thì tôm cũng chậm lớn dần càng nuôi lâu càng gây tốn kém chi phí, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Do đó để giảm tổn thất cho người nuôi tôm cần phát triển một phương pháp hiệu quả để phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP, đặc biệt là đối với giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Hiện nay, các phương pháp phát hiện bệnh vi bào tử trùng EHP là phương pháp sử dụng kính hiển vi và chẩn đoán phân tử. Tuy nhiên, việc chẩn đoán còn phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề chuyên môn và nhận định của các kỹ thuật viên.

Bằng các kỹ thuật chẩn đoán PCR có thể phát hiện bệnh EHP trên ao nuôi tôm thương phẩm, tôm giống. Sự gia tăng độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán phân tử để phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP, chẳng hạn như PCR, qPCR, nested PCR, khuếch đại ADN ở điều kiện đẳng nhiệt thông qua cấu trúc vòng (LAMP), v.v. đã được báo cáo rộng rãi. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng gen SSU rRNA trong số các microsporidia, có thể cho kết quả dương tính giả. Do đó cần chọn mục tiêu chẩn đoán cụ thể hơn.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng với nghiên cứu của mình, họ muốn cung cấp một phương pháp phát hiện bệnh EHP thuận tiện hơn cho ngành nuôi tôm.

“Việc sử dụng phương pháp PTP2-qPCR được khuyến nghị để phát hiện sớm sự lây nhiễm bệnh EHP và việc sử dụng kính hiển vi phù hợp hơn để theo dõi bệnh EHP trên thực tế. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng phương pháp tổng hợp này có thể phục vụ cho việc phát hiện bệnh EHP trong suốt thời gian nuôi tôm và cung cấp tài liệu tham khảo cho nghiên cứu dịch tễ học về bệnh EHP ”.

Theo các nhà nghiên cứu, đây là phương pháp đầu tiên tích hợp qPCR và kính hiển vi để phát hiện bệnh EHP.

“Trong nuôi tôm, khi tôm nhiễm bệnh EHP nghiêm trọng có thể phát hiện trực tiếp dưới kính hiển vi, còn khi nhiễm bệnh EHP nhẹ có thể phát hiện bằng qPCR. Sự kết hợp của hai phương pháp này không chỉ giúp cho kết quả xét nghiệm chính xác hơn mà còn ngăn ngừa và kiểm soát EHP một cách kịp thời và hiệu quả ”, các nhà nghiên cứu kết luận.

Integrated qPCR and Staining Methods for Detection and Quantification of Enterocytozoon hepatopenaei in Shrimp Litopenaeus vannamei by Lijun Wang, Qing Lv, Yantong He, Ruocheng Gu, Bingqian Zhou, Jie Chen, Xiaodong Fan, Guoqing Pan, Mengxian Long, Zeyang Zhou.

Đăng ngày 28/12/2020
Lệ Thủy
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

Ao tôm
• 10:02 18/04/2025

Chia sẻ kinh nghiệm phân biệt và xử lý bệnh gan tụy và đường ruột ở tôm

Mặc dù không phải là chuyên gia trong lĩnh vực nuôi tôm, nhưng với sự mạnh dạn và kinh nghiệm tích lũy qua quá trình thực tiễn chẩn đoán và điều trị bệnh cho tôm, tôi xin được chia sẻ một số quan sát và kinh nghiệm cá nhân.

Bệnh tôm
• 09:46 16/04/2025

Vi bào tử trùng EHP: Hiểu để phòng trị hiệu quả

Bệnh EHP (Enterocytozoon Hepatopenaei), hay còn gọi là bệnh vi bào tử trùng EHP, một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành tôm.T

Tôm thẻ
• 10:09 08/04/2025

Nguyên nhân khiến tôm nuôi bị rớt

Trong quá trình nuôi tôm, nhiều bà con đã gặp tình trạng tôm rớt đáy liên tục, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Việc tôm chết rơi rạc hoặc ốm yếu trong thời gian ngắn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ các nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bà con giảm thiểu rủi ro, đảm bảo năng suất và lợi nhuận trong nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 09:31 20/03/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:42 23/04/2025

Tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho nông, lâm, thủy sản

Ngày 15/4/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn số 2756/NHNN-TD đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện Chương trình tín dụng 100.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản.

Tôm thẻ
• 19:42 23/04/2025

Cuộc sống quê đơn giản với món tép bầu chiên giòn

Cuộc sống ở quê luôn mang đến những cảm giác bình yên, giản dị mà sâu lắng. Không phải bon chen, không phải vội vã, cuộc sống nơi đây như một làn sóng nhẹ nhàng, trôi qua trong những khoảnh khắc gần gũi với thiên nhiên. Một trong những điều giản dị nhất nhưng lại đầy niềm vui của người dân quê là việc chạy ra sông bắt tép bầu tươi ngon rồi chế biến thành những món ăn đậm đà hương vị quê nhà. Hãy cùng khám phá cuộc sống quê yên bình, giản dị và những bữa cơm ngon lành được làm từ những nguyên liệu tự nhiên, ngay trong vườn nhà.

Tép bầu
• 19:42 23/04/2025

AI dự đoán chất lượng tôm con: Chọn lô giống chuẩn ngay từ đầu

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra cơ hội lớn cho ngành nuôi tôm, giúp nông dân chọn lô giống chất lượng với độ chính xác cao. Tôm con khỏe mạnh là yếu tố quyết định để vụ tôm đạt năng suất và lợi nhuận tốt.

Tôm giống
• 19:42 23/04/2025

Nhu cầu oxy cho tôm thẻ chân trắng và các vấn đề liên quan

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh, thâm canh công nghệ cao, siêu thâm canh, do bà con thả nuôi mật độ cao, nên hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi rất cần cho hoạt động sống, trao đổi chất, bắt mồi, tăng trưởng, khả năng đối phó dịch bệnh, thay đổi thời tiết, biến động thông số môi trường. Nhu cầu oxy của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi từ ≥ 6 mg/lít trở lên, trong quá trình nuôi, bà con đáp ứng đủ nhu cầu trên tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Ngược lại, oxy không đủ cung cấp theo nhu cầu, tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống thấp.

Ao nuôi tôm
• 19:42 23/04/2025
Some text some message..