Ngành tôm thường xuyên chịu thiệt hại nặng nề từ dịch bệnh do vi khuẩn và virus gây ra. Do đó cần thiết phải phát triển một số phương pháp nhằm phát hiện các mầm bệnh này hiệu quả hơn.
Chẩn đoán phân tử của bộ gen là một trong những phương pháp chính để phát hiện mầm bệnh. Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) thường được sử dụng để phát hiện mầm bệnh trên tôm. Trong phương pháp PCR, một lượng nhỏ DNA được khuếch đại có thể phát hiện sau 1 đến 2 giờ của quá trình khuếch đại.
Phương pháp PCR thường được sử dụng có thể nhận ra sự khuếch đại theo hàm mũ của gen đích nhưng tốn thời gian. Để thực hiện phản ứng PCR hiệu quả hơn, phương pháp xét nghiệm PCR nhanh đã thu hút sự chú ý của người dân trong những năm gần đây. Các đặc điểm chính của PCR nhanh so với PCR chuẩn là hiệu quả khuếch đại cực kỳ cao và có thể hoàn thành trong thời gian ngắn hơn. Phản ứng nhanh và hiệu quả này có giá trị lớn trong việc phát hiện nhanh chóng và chẩn đoán tác nhân gây bệnh nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời và hướng xử lý nhằm giảm thiệt hại cho người nuôi.
Các nhà khoa học từ Đại học Chiết Giang – Trung Quốc đã đề xuất một phương pháp kép và trực quan sử dụng PCR nhanh kết hợp với Hải đăng phân tử (MBs) để phát hiện 2 mầm bệnh trên tôm trong một ống phản ứng. Họ cũng thiết kế một thiết bị đơn giản để trình bày kết quả của việc phát hiện mầm bệnh có thể dễ dàng xác định bằng mắt thường.
Virus IHHNV là tác nhân chính gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan tạo biểu mô ở tôm (IHHNV) còn vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (VP) là tác nhân gây hội chứng chết sớm trên tôm. Hai loại mầm bệnh này đã gây tổn hại lớn cho ngành nuôi tôm trên toàn thế giới. Do đó, việc phát hiện sớm hai tác nhân gây bệnh trên là cực kỳ quan trọng.
Xác định nhanh mầm bệnh trên tôm
Hải đăng phân tử là một đoạn DNA mạch đơn được sử dụng để phát hiện RNA và DNA, nó có thể phát hiện sự sai khác nhờ tín hiệu huỳnh quang, có thể sử dụng để phát hiện mầm bệnh trực quan ở nhiệt độ phòng. Hải đăng phân tử của bộ gen là một trong những phương pháp chính để phát hiện mầm bệnh. Phương pháp này giảm toàn bộ quá trình phát hiện từ 1- 2 giờ xuống còn khoảng 15 phút.
Trong báo cáo nhóm nhà nghiên cứu bệnh học trên tôm đã đề xuất một phương pháp song kép trực quan sử dụng PCR nhanh kết hợp với hải đăng phân tử để phát hiện cụ thể hai loại mầm bệnh phổ biến trên tôm nuôi.
Chúng ta chỉ cần quan sát sự thay đổi huỳnh quang của ống phản ứng bằng mắt thường là có thể xác định kết quả. Một thiết bị quan sát đơn giản đã được thiết kế nhằm trình bày cho kết quả chẩn đoán trực tiếp bằng mắt thường.
Ưu điểm của phương pháp phát hiện hai chiều và trực quan này là sự nhanh chóng, chi phí thấp và độ chính xác cao. Từ chiết xuất DNA đến đưa ra kết quả phân tích chỉ trong vòng 15 phút.
Virus (IHHNV) và Vibrio parahaemolyticus (VP) là hai mầm bệnh phổ biến ở tôm nuôi việc phát hiện nhanh 2 tác nhân gây bệnh này góp phần giúp người dân đưa ra hướng xử lý kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra. Phương pháp này cũng có thể có khả năng phát hiện trực quan các tác nhân gây bệnh khác trên tôm, có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa mầm bệnh.
Cheng Qian, Rui Wang, Cui Wu, Liu Wang, Zun zhong Ye, Jian Wu, FengJi Tháng 7/2018 Tạp chí Sciencedirect