Phương pháp mới phát hiện nhanh tác động trại cá đến môi trường

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kaiserslautern cùng với các đồng nghiệp từ Đại học Geneva đang phát triển phương pháp phát hiện nhanh các tác động môi trường từ các trang trại cá hồi.

Phương pháp mới phát hiện nhanh tác động trại cá đến môi trường
Phương pháp mới phát hiện nhanh tác động trại cá đến môi trường. Nguồn: Stoeck

Để đáp ứng nhu cầu về cá hồi, nhiều trang trại cá hồi đã phát triển dọc theo bờ biển Scandinavia và Scotland. Các hoạt động này được điều chỉnh bởi các quy định về môi trường nghiêm ngặt. Các trang trại được yêu cầu xác định xem sản lượng cá của họ đang ảnh hưởng đến hệ sinh thái đáy biển như thế nào. Do đó, họ phân tích sự hiện diện của cái gọi là sinh vật chỉ thị sinh học như động vật giáp xác và giun ở đáy biển. Quá trình này tốn nhiều thời gian và tốn kém về chi phí.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kaiserslautern cùng với các đồng nghiệp từ Đại học Geneva đang phát triển phương pháp nhanh hơn và hiệu quả hơn. Họ sử dụng DNA từ các vi sinh vật để mô tả các thay đổi chính xác hơn trước đây. Các nghiên cứu của họ đã được công bố trên tạp chí Các chỉ số Sinh thái và Bản tin Ô nhiễm Môi trường Biển.

Với hơn 1,2 triệu tấn mỗi năm, Na Uy là một trong những nhà sản xuất cá hồi lớn nhất trên thế giới. Những con cá này được nuôi trong các lồng lớn ngoài khơi bờ biển trong khoảng hai năm. Các dư lượng thức ăn và bài tiết cá từ các trang trại này chìm xuống đáy biển và có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái đáy: vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ này trong một quá trình tiêu thụ oxy. Hậu quả là nồng độ oxy có thể giảm xuống đủ để các sinh vật đáy biển như nhiều con giun, giáp xác hay con nhím biển không thể tồn tại trong điều kiện oxy thấp này.

Vì lý do này, các cơ quan môi trường đã áp đặt các quy định nghiêm ngặt đối với các trang trại cá hồi. Giáo sư Thorsten Stoeck, nhà sinh thái học tại Đại học Kaiserslautern, cho biết: “Trao đổi nước từ các dòng hải lưu phải đủ cung cấp cho cá ôxy và mang đi càng nhiều càng tốt chất thải hữu cơ. Hơn nữa, các quy định về môi trường chỉ cho phép những tác động môi trường ngay bên dưới lồng cá. Trong khoảng cách rất ngắn từ trang trại, môi trường cần phải phục hồi”.

Để kiểm tra xem hệ sinh thái đáy biển bị ảnh hưởng như thế nào bởi các hoạt động nuôi trồng thủy sản, người nuôi phải lấy các mẫu từ đáy đại dương. Tiến sĩ Stoeck nói thêm: “Các sinh vật sống ở đáy biển là những chỉ số về sức khoẻ của hệ sinh thái. Tuy nhiên, quá trình nhận dạng loài đòi hỏi các chuyên gia phân loại và tốn kém về chi phí và thời gian; có thể mất gần sáu tháng mới có được các kết quả: quá dài để có thể thực hiện các biện pháp nếu hệ sinh thái bị căng thẳng nghiêm trọng.

Nhóm nghiên cứu của Stoeck đã hợp tác với các đồng nghiệp ở Thụy Sỹ (Đại học Geneva) hiện đang phát triển một phương pháp đơn giản hơn, nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn trong phòng thí nghiệm của họ trong khuôn viên trường Kaiserslautern. Các nhà nghiên cứu đang thu thập mẫu từ người nuôi và cô lập các vi sinh vật như ciliates và vi khuẩn. Các nhà khoa học sử dụng DNA từ những vi khuẩn này. Nhà sinh vật học cho biết: “Vật liệu di truyền của chúng giống như một dấu vân tay, nó là duy nhất cho mỗi sinh vật. Các kết quả có sẵn chỉ trong vòng một tuần”. Những động vật nhỏ bé này có thể giúp rút ra kết luận chính xác hơn về mức độ ô nhiễm hơn các phương pháp thông thường. Stoeck ghi nhận: “Nhiều sinh vật lớn hơn không thể sống sót trong các điều kiện oxy thấp. Các vi sinh vật thường có sức chống chịu tốt hơn, nhiều loài có thể chịu được mức độ ô nhiễm và chất ô nhiễm khác nhau và có thể thích ứng nhanh hơn với các điều kiện thay đổi”.

Mục tiêu của dự án là tạo ra một cơ sở dữ liệu với các dấu vân tay DNA của một loạt các vi sinh vật. Stoeck, nhóm nghiên cứu của ông đang thu thập các mẫu trầm tích từ các trang trại nuôi cá trên toàn cầu cho biết: “Chúng tôi có thể tạo ra một hệ thống mã vạch DNA, tương tự như các mã vạch dùng cho các sản phẩm thực phẩm tại cửa hàng tạp hoá. Những mã vạch này sẽ cho phép người nuôi nhanh chóng xác định tình trạng sức khoẻ của hệ sinh thái gần các trang trại nuôi cá”.

Ví dụ, về lâu dài, nông dân có thể sử dụng một chip DNA để phân tích tự động các mẫu trầm tích trực tiếp tại chỗ. Bộ sưu tập mã vạch sẽ cung cấp cho họ thông tin cập nhật về điều kiện của đại dương, cho phép người nuôi phản ứng nhanh hơn với các vấn đề. Các chương trình giám sát hiện tại thường chỉ nhìn vào các điều kiện môi trường xảy ra trước khi cá được đặt trong lồng và sau đó là ở đỉnh điểm của quá trình sản xuất.

Thefishsite
Đăng ngày 20/12/2017
TCTS
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 10:24 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 10:24 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:24 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:24 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 22/12/2024
Some text some message..