Phương pháp tiếp cận thực tế: Làm thế nào để ngăn chặn hội chứng tôm chết sớm (EMS) trong trại nuôi tôm

Một căn bệnh tôm mới nổi lên được biết đến như là hội chứng tôm chết sớm (EMS) hay hội chứng hoại tử tuyến gan tụy cấp (AHPNS) đã được báo cáo là nguyên nhân mất mát đáng kể cho các trại tôm ở Trung Quốc (2009), Việt Nam (2010) và Malaysia (2011).

EMS
Ảnh minh họa - tepbac.com

A. Phương pháp tiếp cận thực tế: Làm thế nào để ngăn chặn hội chứng tôm chết sớm (EMS) trong trại nuôi tôm

Gần đây tại Thái Lan (2012), hội chứng đó đã được báo cáo có ảnh hưởng đến trại tôm phía Đông và các tỉnh thành phía Nam vịnh Thái Lan. Căn bệnh cũng ảnh hưởng đến cả hai loài tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Penaeus vannamei) và được định rõ đặc điểm bởi tỷ lệ chết hàng loạt (một vài trường hơp lên tới tỷ lệ 100%) trong suốt quá trình 20-30 ngày đầu tiên nuôi trồng (giai đoạn thả giống ấu trùng ra ao nuôi thương phẩm) liên tục ảnh hưởng đến tôm cho thấy tuyến gan tụy không bình thường, điều đó làm tôm teo lại, màu nhạt, vỏ mềm và cơ trắng dẫn đến việc tôm hấp hối chìm xuống đáy ao.

Các loài vi khuẩn khác nhau, đã được tách biệt tôm, như thể thực khuẩn và ký sinh trùng sống theo nhóm cũng được tìm thấy. Tuy nhiên, cho đến nay vài nhà khoa học vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác hội chứng EMS bởi vì tiên đề Koch không thể trình bày rõ. Khi mà vi sinh vật được tìm thấy trong cơ thể tôm bệnh được tách biệt, nuôi cấy và sử dụng để chủng ngừa tôm khỏe mạnh từ ao hồ được đặt chung một bể với tôm bệnh EMS trong phòng thí nghiệm, tôm khỏe mạnh không còn bị hội chứng EMS. Đó không phải là một căn bệnh lây nhiễm nghiêm trọng như hội chứng vi-rút tôm chân trắng hay vi-rút tôm đầu vàng.

Hầu hết tôm chết trong vòng 30 ngày giai đoạn thả ấu trùng, điều đó giống như là một nguyên nhân chính gây EMS là hậu ấu trùng không khỏe. Một lượng lớn vi khuẩn Vibrio được tìm thấy trong tuyến gan tụy của tôm đang chết dần, thông thường EMS xuất hiện trong ao không được chuẩn bị tốt vào thời điểm có mưa lớn và liên tục. Một nghiên cứu mở rộng ở những ao tôm mắc EMS và những ao gần khu vực không có EMS, thực hiện từ cuối năm 2011 đến cuối năm 2012, dẫn đến một số thông tin có thể giúp người nuôi tôm ngăn chặn EMS.

1. Lựa chọn tôm giống khỏe mạnh

Người nuôi tôm nên thả tôm giống ít nhất là là loại Post 10 (PL 10) nếu đang sử dụng nước mặn bình thường trong ao, nhưng nếu nước có độ mặn dưới 15 ppt, nên thả tôm giống lớn hơn PL 10. Tôm giống lúc này đã hình thành gan tụy hoàn toàn. Tôm phải có kích thước lớn, đậm màu, và có trọng lượng lớn khi quan sát dưới kính hiển vi với giọt lipid. Tỉ lệ cơ thịt từ ruột đến đốt bụng thứ 6 nên lớn hơn 4:1. Chọn nguồn gốc tôm giống ở các trại ương giống với mật độ bình thường khoảng 100.000 – 150.000 ấu trùng nauplius/m3, không quá dày, và giai đoạn ương giống không dùng thuốc kháng sinh.

Khi biết được nhiệt độ nước trong suốt quá trình ương nuôi tôm giống sẽ có lợi hơn. Khi nhiệt độ thấp tôm giống có thể ăn ít hơn, yếu hơn và phát triển chậm. Nếu có thể đánh giá chất lượng của tôm giống, phương pháp này còn được dùng để đánh giá tôm sú giống, tính cả tổng lượng lipid và vi khuẩn Vibrio trong gan tụy.

2. Chuẩn bị ao và nguồn nước

Phải khử trùng nguồn nước ở những nơi đã có sự bùng phát của EMS hoặc virus gây hội chứng đốm trắng. Điều này có thể được thực hiện bằng cách thêm Chlorine (calcium hypochlorite) ở mức nồng độ được khuyến cáo hoặc sử dụng hóa chất khử trùng khác. Không được sử dụng thuốc trừ sâu như Trichlorfon hoặc Cypermethrin (một pyrethroid tổng hợp) để tiêu diệt các sinh vật mang vi-rút trên tôm hoặc cua tự nhiên – vì thuốc trừ sâu không thể loại bỏ hết nguồn nước đã nhiễm bệnh – nguyên nhân tạo nên hệ vi sinh vật gây bệnh hoặc ký sinh trùng. Đối với nguồn nước có nhiều chất lắng đọng, nên để lắng nước trong một thời gian trước khi được bơm vào ao tôm để xử lý.

3. Hạn chế những điều kiện gây bệnh cho Tôm

3.1. Độ pH của nước không nên quá thấp trong tháng đầu tiên

Không thêm quá nhiều chế phẩm sinh học hoặc vi sinh vật có lợi để phân hủy các chất hữu cơ ở giai đoạn đầu của thời gian nuôi hoặc giai đoạn chuẩn bị nguồn nước để giữ sạch nước trong giai đoạn này. Cẩn thận khi thêm vi sinh vật có lợi để làm giảm độ pH của nước để ngăn ngừa vi khuẩn Vibrio phát triển hoặc làm giảm độc tính của amoniac. Độ pH của nước thấp hơn 7,5 vào buổi sáng có thể làm nguy hại cho tôm. Tôm nuôi trong ao bị ảnh hưởng bởi lượng mưa lớn. Nếu có mưa lớn trong nhiều ngày, độ pH của nước sẽ giảm. Độ kiềm của nước cũng sẽ giảm xuống, vì thực tế nước mưa không có độ kiềm và độ pH của nước mưa là 6,8-6,9. Lượng mưa nhiều hơn theo chu kỳ là nguyên nhân làm cho độ pH và độ kiềm của nước giảm. Ở một số nơi, như Rayong, Chantaburi, và các tỉnh Chachoengsao (phía Đông Thái Lan), vào những thời điểm khi nhiều tôm chết do EMS, trời mưa gần như hàng ngày. Phần lớn tôm chết có thân trở nên mềm và thịt chuyển sang màu trắng. Cùng một vấn đề với EMS trường hợp tôm chết sau khi mưa lớn đã được báo cáo trong tỉnh thành phía Nam Thái Lan trong mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2012. Khi tôm giống được thả vào ao nuôi, độ pH nước nên vào khoảng 8,8 ± 0,2, vì đây là độ pH của nước bình thường tại các trại giống. Tôm giống sẽ dễ dàng thích nghi hơn. Độ kiềm nước không nên dưới 100mg /l. Trong tháng đầu tiên, nên thêm vôi vào nước để điều chỉnh pH mỗi khi trời mưa nhiều.

3.2.  Điều chỉnh chế độ ăn

Theo nguyên tắc cho tôm giống ăn tự do tăng trưởng nhanh chóng để tôm đạt kích thước đồng đều khá rủi ro. Điều này không giúp ngăn ngừa bệnh EMS. Người nuôi tôm không muốn nhìn thấy tôm của họ phát triển rất nhanh chóng, họ muốn thấy tôm tăng trưởng với tốc độ bình thường, vẫn khỏe mạnh, và sau đó có thể thu hoạch khi tôm đạt đến kích thước mong muốn. Nếu tổng lượng thức ăn được kiểm soát, thì đáy ao nuôi tôm sẽ được duy trì sạch sẽ. Sẽ không có sự gia tăng vi khuẩn Vibrio gây bệnh cho tôm. Nếu không có thức ăn dư thừa, chất lượng nước vẫn được duy trì tốt sau đó. Tôm phát triển với tốc độ vừa phải sẽ không lột xác quá thường xuyên. Số lượng tôm chết vì thân mềm sau khi lột xác sẽ giảm.

3.3.  Điều chỉnh chất lượng nước cẩn thận

Điều quan trọng là đảm bảo rằng có đủ thiết bị sục khí để cung cấp cho tôm trong mỗi ao, vì nồng độ ôxy hòa tan (DO) trong nước là yếu tố quan trọng nhất để nuôi tôm. Nếu DO được giữ trên 4 mg/lít hoặc 4ppm trong suốt thời gian nuôi thì tôm sẽ phát triển tốt và khỏe mạnh. Sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh. Không cần thiết để đề cập có bao nhiêu thiết bị sục khí là cần thiết cho mỗi kích thước ao, hoặc bao nhiêu mã lực cho diện tích mặt nước. Người nuôi tôm đã hiểu được điều này. Nguyên tắc chính là khi các thiết bị sục khí được bật lên cùng một lúc thì sẽ có đủ nước để đẩy chất lắng đọng cặn ra giữa ao.

B. Phải làm gì nếu tôm chết khi có dấu hiệu của EMS?

Có nhiều đặc điểm đã được chia sẻ trên hầu hết các trang trại quan sát thấy rằng tôm không bị thiệt hại do EMS ngay cả khi các trang trại gần đó đã bị. Qua đó có thể hình thành những hướng dẫn chung để ngăn ngừa EMS

1. Sử dụng thuốc khử trùng nhiều lần

Mỗi trang trại có phương pháp khác nhau, sử dụng các loại thuốc khử trùng khác nhau với liều lượng khác nhau. Thuốc khử trùng trong ao nuôi tôm phải được cho phép sử dụng của Sở Thủy sản. Một số trang trại có thể không sử dụng chất khử trùng hóa học, thay vào đó là ngưng cho tôm ăn trong một khoảng thời gian, khoảng 10 ngày một lần, hoặc giảm lượng thức ăn nếu thấy màu nước tối lại. Họ cũng có thể bổ sung các vi sinh vật có lợi để xử lý đáy ao nếu oxy đủ.

2. Bổ sung khoáng chất hoặc muối biển

Bổ sung khoáng chất và muối biển trước khi tôm đạt tới giai đoạn lột xác hoặc trong khi tôm đang lột xác có thể đảm bảo rằng có đủ khoáng chất trong nước để tôm phát triển vỏ mới.

3. Dùng vôi để điều chỉnh độ pH của nước

Tùy thuộc vào thói quen sử dụng của từng trại nuôi tôm có thể sử dụng bất kỳ loại vôi hoặc canxi hydroxit nào. Lý do để sử dụng vôi là để duy trì độ pH và độ kiềm của nước sau khi mưa lớn. Điều này sẽ giúp bảo vệ chống lại những tác nhân gây hại từ khí H2S hình thành ở giữa ao. H2S có thể trở nên rất độc khi độ pH giảm xuống mức thấp, đặc biệt là sau khi mưa lớn

C. Nếu tôm bắt đầu chết khoảng một tháng sau khi thả vào ao (có thể là trước hoặc sau một tháng), thân (thịt) tôm có màu đục là không rõ ràng và trắng, gan tụy nhạt màu và kích thước nhỏ hơn so với tôm bình thường nên làm theo các bước sau:

1. Ngưng cho ăn

Không nên lo lắng rằng nếu tôm khỏe mạnh ăn tôm bệnh hoặc chết sẽ bị lây bệnh. Lý do để ngưng cho ăn là để cho tôm không lột xác. Cơ chế tự nhiên sẽ làm cho chúng hoãn lột xác khi thức ăn không nhiều. Nếu tôm không lột xác thì số lượng lớn tôm sẽ không chết. Sau khi ngưng cho ăn, số lượng tôm mới chết sẽ chậm lại và sẽ dừng lại sau 3-5 ngày.

2. Thêm vôi để tăng độ pH

Ngưng cho ăn có thể là chưa đủ, nên bón thêm vôi vào nước để độ pH lên đến 7,9-8,0 vào buổi sáng sớm trước khi mặt trời mọc. Điều này cũng sẽ làm chậm quá trình lột xác và giảm tỉ lệ tôm chết. Độ mặn trong ao thấp hoặc mật độ tôm cao, cần bổ sung muối biển hoặc khoáng chất để giúp tôm phục hồi và khỏe mạnh nhanh hơn.

Thông tin trên là những gì được biết về cách phòng tránh EMS trong việc nuôi trồng tôm thẻ chân trắng ở khu vực Thái Bình Dương. Người nuôi tôm có thể xem xét các thông tin và quyết định thực hiện thực tế trên trang trại của họ, và họ có thể thử nghiệm với các phương pháp khác. Sau đó, họ có thể theo dõi để xác định xem phương pháp nào là hiệu quả nhất để phòng bệnh EMS đối với từng trại giống cụ thể của mình.

Nguồn lược dịch từ tạp chí E-Magazine: http://www.asianaquaculturenetwork.com
Đăng ngày 21/06/2013
Phòng kỹ thuật – Công ty TNHH CNSH A.T.C
Kỹ thuật

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 10:03 03/05/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 08:00 29/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 08:00 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 27/04/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 11:46 04/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 11:46 04/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 11:46 04/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 11:46 04/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 11:46 04/05/2024