Quá phụ thuộc giống nhập ngoại, mất lợi thế cạnh tranh

Là nước nông nghiệp nhưng mỗi năm, VN phải tốn cả nửa tỉ USD nhập giống cây trồng, vật nuôi các loại. Quá phụ thuộc giống nhập ngoại sẽ tạo nhiều bất lợi trong cạnh tranh khi VN tiến tới đầu tư nông nghiệp công nghệ cao.

Quá phụ thuộc giống nhập ngoại, mất lợi thế cạnh tranh
GS-TS Bùi Chí Bửu nhận xét: Các nhà khoa học giỏi chúng ta không thiếu. Quan trọng là phải đầu tư thật sự, cho ra những nghiên cứu thật sự có giá trị thực tiễn. Hình minh họa: tepbac

500 triệu USD nhập giống

Theo GS-TS Bùi Chí Bửu – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, rau là mặt hàng dễ trồng, có sức tiêu thụ cao và mang lại lợi nhuận không nhỏ. Nhưng hiện nay, chúng ta phải tốn đến 70 triệu USD mỗi năm để nhập khẩu giống rau. Chưa kể các giống khác như bắp lai, lúa lai ko cạnh tranh được với giống ngoại nên cũng phải nhập. Ông thông tin thêm, một con số không được công bố nhưng các nhà nghiên cứu ước tính, mỗi năm VN tốn khoảng 500 triệu USD nhập giống cây trồng, vật nuôi các loại.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho biết năm 2016 VN đã nhập khẩu gần 150.000 tấn giống cây trồng, trong đó có hơn 7.000 tấn giống lúa, còn lại là các giống cỏ, ngô, rau, hoa và dưa hấu… 3 tháng đầu năm nay, chúng ta tiếp tục nhập khẩu hơn 4.800 tấn giống cây các loại, trong đó có gần 220 tấn giống lúa và chủ yếu là giống của Trung Quốc.

Chuyên gia nông nghiệp Võ Tòng Xuân cho biết về giống cây ăn trái, khả năng nghiên cứu hiện nay còn yếu. Có những giống địa phương, cổ truyền, chất lượng tốt, chiếm lĩnh cả các thị trường nước ngoài như sầu riêng, xoài cát, bưởi da xanh… lại chưa được lai tạo nhiều, chưa có mô hình sản xuất lớn. Về giống vật nuôi cũng tương tự, công tác lai tạo kém, lệ thuộc vào giống nước ngoài như nhập giống gà, lợn của Thái Lan; bò của Hà Lan, Úc, Mỹ; giống cá rô phi, cá điêu hồng nhập từ Philippines…

Việc VN đang phải nhập khẩu ngay cả những giống cây mà ta hoàn toàn có thể tự sản xuất nếu được đầu tư một cách thích đáng, như lúa, ngô, dưa hấu, đậu bắp… là thực trạng đáng buồn. GS-TS Bửu nhận xét công nghệ sản xuất giống mới của VN đã kém, công nghệ nuôi giống cũng không khá hơn. Các giống bò sữa, bò thịt, heo, tất cả các con giống đầu dòng đều phải nhập vì trong nước không đáp ứng được điều kiện bảo tồn. Bên cạnh đó, vấn đề bản quyền con giống không được coi trọng.
“Đơn cử ở Củ Chi, chúng ta có rất nhiều giống lan đẹp, đẹp hơn cả Thái Lan nhưng khó xuất vì không có bản quyền. Lan hồ điệp khi xuất khẩu cũng phải trả tiền bản quyền cho các nước đã đăng ký trước đó”, ông nói.

Phải được đầu tư thích đáng

PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế – Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho rằng khi phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, một trong những vấn đề cần giải quyết là giống. Chúng ta không còn con đường nào khác, bắt buộc phải nghiên cứu, áp dụng nhiều loại giống mới vì nếu không làm, không thể cạnh tranh được với các nước trên thế giới.

“Như Thái Lan, họ cũng là đất nông nghiệp như chúng ta mà hiện đang trở thành một trong những quốc gia chiếm lĩnh thị trường giống. Chúng ta thua họ, nguyên nhân chính là do công tác lai tạo đầu tư chưa hiệu quả”, ông nói và phân tích: Công tác giống có 2 bước: Thứ nhất là nắm bắt xu thế, thấy trên thế giới có giống gì hay, giống gì tốt thì chuyển về. Bước 2 là chủ động tạo ra các loại giống mới thích hợp với điều kiện của VN. Bước này VN còn yếu. Ông Ngãi chỉ rõ, VN mới chỉ đầu tư cho nghiên cứu, có được các đề án tốt nhưng rất hạn chế khi đi tới chuyển giao công nghệ trong thực tiễn. Ông đề nghị tất cả các đề tài, dự án về giống phải cho ra kết quả cuối cùng, đến tận bước chuyển giao công nghệ.

PGS-TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp hàng đầu VN, khẳng định: Giống đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Giống tốt giúp tăng năng suất, tăng chất lượng tùy theo hướng lựa chọn. Phải có nhiều giống, phải lai tạo để đáp ứng được nhiều đối tượng người mua. Muốn làm tốt công việc này, nhà nước cần có đầu tư, hỗ trợ thích đáng. Ông cho biết hiện có một vài kỹ sư tự bỏ tiền ra nghiên cứu, không cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước, nghiên cứu giống lúa thơm, sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ nên ít sâu bệnh, “chất lượng gạo ngon đến như Thái Lan cũng phải nể”.

Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu, đưa ra hội chợ quốc tế để giới thiệu gạo, giới thiệu giống lúa VN hay việc nhân rộng mô hình, giới thiệu các tỉnh khác trồng thử để chiếm lại thị trường thì các kỹ sư, nhà khoa học hay doanh nghiệp không thể tự làm được.

Hay như việc nhân rộng mô hình sản xuất các loại cây ăn quả mà chúng ta đang có ưu thế, thì muốn phát huy phải có vùng sản xuất nguyên liệu, doanh nghiệp sơ chế, bảo quản, đóng hộp xuất khẩu, đưa thương hiệu trái cây Việt đến các bạn bè thế giới. “Để dân làm manh mún, mạnh ai nấy làm như hiện nay thì không thể phát triển được”, ông Xuân nói.

Về lúa, để không lệ thuộc phải có kinh phí để sưu tập các giống mạ, có cơ sở để giữ giống không bị hư hỏng, có bộ phận lai tạo. Công việc này không chỉ cần nhiều kinh phí mà còn tốn cả sức người. Nhà nước phải có quan tâm đầu tư đúng mức, đầu tư dài hạn. PGS-TS Võ Tòng Xuân nêu dẫn chứng cụ thể: Ngân hàng giống lúa tại Trường đại học Cần Thơ hiện đang lưu giữ gần 3.000 giống lúa địa phương làm cây bố mẹ để lai tạo.

Thời điểm đó, các nhà khoa học Mỹ đã phối hợp với VN đầu tư phòng lạnh để giữ nhiệt độ luôn ở âm 5 độ C, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các con giống. Nay phòng này đã xuống cấp nhưng trường không đủ kinh phí để sửa lại, kinh phí dành cho nghiên cứu cũng ít.

“Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn nên chung tay giúp sức để giữ ngân hàng giống này, cũng như phát triển công tác nghiên cứu giống trong tương lai”, ông Xuân đề xuất.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 31/07/2017
Nguyên liệu

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 03:11 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 03:11 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 03:11 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:11 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 03:11 24/12/2024
Some text some message..