Quản lý chất lượng con giống, đảm bảo hiệu quả nuôi tôm nước lợ

Ngày 22-1-2021, tại tỉnh Sóc Trăng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị quản lý giống tôm nước lợ và ký kết quy chế phối hợp thực hiện năm 2021 (ảnh). Đại diện lãnh đạo các cục, viện thuộc Bộ NN&PTNT, lãnh đạo sở NN&PTNT các tỉnh ven biển, doanh nghiệp tham dự.

Quản lý chất lượng tôm giống
Các tỉnh ven biển ký kết quy chế phối hợp quản lý giống tôm nước lợ.

Theo Tổng cục Thủy sản, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước năm 2020 là 738.000ha, nhu cầu giống khoảng 130 tỉ con, trong đó 100 tỉ giống tôm thẻ chân trắng và 30 tỉ giống tôm sú. Số lượng tôm bố mẹ cần để sản xuất tôm giống là 250.000 con với nguồn tôm giống bố mẹ để sản xuất là từ tự nhiên, nhập khẩu và chọn lai tạo trong nước. Đồng thời, cả nước có 2.224 cơ sở sản xuất tôm giống, sản xuất được 130 tỉ con giống, trong đó khu vực sản xuất tôm giống trọng điểm là các tỉnh Nam Trung Bộ, hằng năm khu vực này cung cấp khoảng 56% số lượng giống tôm nước lợ cho nhu cầu thả nuôi cả nước. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản cũng như công tác kiểm tra, giám sát chất lượng giống thủy sản, thường xuyên thực hiện tốt tại các tỉnh. Hiệu quả nuôi tôm nước lợ phát triển tốt tại khu vực ĐBSCL

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, để góp phần nâng cao chất lượng tôm giống cung cấp đến người nuôi cũng như thực hiện thành công mục tiêu đạt 10 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu tôm đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN&PTNT đến các địa phương nuôi thủy sản cần quản lý tốt giống tôm nước lợ bằng cách tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý con giống đầu vào cũng như rà soát việc cấp giấy chứng nhận vùng nuôi, cơ sở nuôi theo đúng quy định. Đồng thời, công tác kiểm soát dịch bệnh trên con giống tôm xuất tỉnh phải chặt chẽ đúng quy trình. Theo đó, các tỉnh cần tập trung ứng dụng khoa học công nghệ đưa vào sản xuất giống và quá trình chăn nuôi; đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện tốt công tác quản lý con giống; tăng cường công tác tuyên truyền về quản lý con giống đến các hộ dân, tổ hợp tác, hợp tác xã. Riêng với các doanh nghiệp sản xuất con giống tuân thủ đúng các quy định, luật định nhằm cung cấp con giống chất lượng ra thị trường, đảm bảo nuôi trồng có hiệu quả…

Báo Cần Thơ
Đăng ngày 25/01/2021
H.Văn
Nuôi trồng

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 11:13 06/10/2024

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 09:41 03/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 15:00 06/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 15:00 06/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 15:00 06/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 15:00 06/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 15:00 06/10/2024
Some text some message..