Quản lý chất lượng nước và chăm sóc sức khỏe tôm nuôi

Hiện nay, các hộ nuôi tôm trong tỉnh đang lần lượt tiến hành thả giống. Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng và xuất hiện những đợt mưa bất thường, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe tôm nuôi.

kiem tra suc khoe tom nuoi
Kiểm tra tôm bằng nhá (sàn) để đánh giá sức khoẻ tôm nuôi - ảnh Xuân Trường.

Để hạn chế thiệt hại xảy ra, bà con cần lưu ý một số giải pháp kỹ thuật trong khâu quản lý chất lượng nước và chăm sóc sức khỏe tôm nuôi hiện nay như sau:

- Quản lý chất lượng nước ao nuôi: tôm nuôi chỉ sinh trưởng tốt và cho năng suất cao khi điều kiện môi trường phù hợp với đặc điểm sinh học và phải luôn ổn định. Vì vậy, cần theo dõi các yếu tố môi trường thường xuyên, biết được diễn biến để từ đó có những tác động kỹ thuật tạo ra môi trường thuận lợi phù hợp với sự phát triển tôm nuôi.

+ Nhiệt độ: thích hợp cho ao nuôi dao động từ 20-30oC, nên duy trì mực nước đạt 1,2-1,5m để ổn định nhiệt độ nước.

+ Oxy hòa tan: thích hợp từ 4 mg/l trở lên. Ao nuôi cần bố trí đầy đủ hệ thống quạt nước để cung cấp đầy đủ oxy. Không bón phân quá liều lượng hoặc cho ăn quá dư thừa để tránh hiện tượng tảo phát triển quá nhiều gây thiếu oxy. Có thể sử dụng H2O2 dạng dung dịch với liều lượng 1-2 mg/lít tạt đều khắp bề mặt ao hoặc bón CaO2 dạng hạt vào đáy ao với liều lượng 25-100g/m2 khi oxy hòa tan quá thấp.

+ Độ trong: thích hợp từ 30-40cm để duy trì sự phát triển của tảo trong ao nuôi. Nếu độ trong lớn hơn 40cm, bổ sung phân theo tỷ lệ: 0,5kg DAP + 0,25kg urê/1.000m3 nước vào lúc nắng ấm. Nếu độ trong nhỏ hơn 20cm (tảo phát triển nhiều): giảm lượng thức ăn, sử dụng formol 2-3lít/1.000m3 nước (tính cho cả ao), tạt vào khu vực góc ao, cuối hướng gió. Sau đó, nâng mức nước thêm từ 15-20cm.

+ Độ pH:  nên kiểm tra pH vào thời điểm 6 giờ và 14 giờ mỗi ngày, pH dao động trong ngày không quá 0,5 đơn vị. Duy trì pH trong ngưỡng thích hợp (7,5-8,5), nếu thấp hơn 7,5 vào buổi sáng, bón vôi CaCO3 7-10 kg/1.000m3. Còn nếu pH tăng cao trên 9,0 có thể dùng phèn nhôm Al2(SO4)3 để hạ pH xuống hoặc dùng thuốc diệt tảo CuSO4.5H2O ức chế quá trình quang hợp của tảo.

+ Độ kiềm: kểm tra độ kiềm 1 lần/tuần, duy trì ở mức 80-120mg CaCO3/l. Khi tôm lột xác, cần kiểm tra độ kiềm để bổ sung vôi kịp thời. Đối với tôm chân trắng, trong quá trình sinh trưởng cần rất nhiều khoáng, do đó trong ao nuôi nên duy trì độ kiềm bằng cách sử dụng vôi CaCO3 hoặc Dolomit và thường xuyên tạt khoáng cho ao nuôi vào ban đêm 3-5 ngày/lần giúp tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt.

NH3: là dạng khí độc cho tôm, nó được hình thành từ quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ và hàm lượng này phải < 0,1 mg/l, giới hạn cho phép <0,3 mg/l. Yếu tố này có liên quan đến pH của nước, pH nước tăng, NH3 gia tăng tính độc và ngược lại. Do đó, cần có biện pháp quản lý pH nằm trong khoảng thích hợp, tránh cho ăn dư thừa, dẫn đến ao giàu chất dinh dưỡng, phiêu sinh vật phát triển mạnh làm cho độ pH dao động mạnh trong ngày và tăng cao.

H2S: là dạng khí cực độc, tích tụ dưới đáy ao, hình thành từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh và hàm lượng trong ao nuôi phải <  0,03 mg/l. Để tránh sự hình thành nhiều khí H2S gây độc cho ao nuôi cần hạn chế tích lũy hữu cơ ở đáy ao và đảm bảo ao nuôi thoáng khí, đủ hàm lượng oxy hòa tan, tránh hiện tượng yếm khí làm phát sinh H2S.

+ Sử dụng men vi sinh định kỳ: nên sử dụng men vi sinh có uy tín, chất lượng trên thị trường, có thành phần chính là nhóm Bacillus. Các vi sinh vật có lợi trong men vi sinh không chỉ phân hủy sinh học các chất thải hữu cơ, giảm khí độc mà còn hạn chế được vi khuẩn có hại.

+ Nếu có điều kiện nên định kỳ kiểm tra hàm lượng vi khuẩn vibrio tổng trong môi trường nước định kỳ tuần/lần.

- Chăm sóc sức khỏe tôm nuôi:

+ Chọn thức ăn có chất lượng tốt và cho tôm ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất thức ăn, bên cạnh đó còn tùy thuộc vào tình hình thực tế (sức khỏe của tôm, chu kỳ lột xác, thời tiết,…), kết hợp theo dõi nhá (sàn) cho ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu thức ăn trong ao nuôi sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và sức khỏe của tôm nuôi.

+ Trộn men tiêu hóa, Vitamin C, các loại khoáng cần thiết cho tôm, chất tăng miễn dịch, giải độc gan giúp tôm tăng sức đề kháng ngay từ giai đoạn đầu.

+ Khi tôm đạt từ 1 tháng tuổi, thông qua nhá kiểm tra, đánh giá sức khỏe tôm nuôi. Căn cứ vào các đặc điểm như kích cỡ (đồng đều), màu sắc vỏ (sáng, sạch), đặc biệt là gan tụy, đường ruột và hoạt động của tôm nuôi để phát hiện sớm những triệu chứng bất thường và để có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Đăng ngày 10/05/2013
Ths. Trịnh Mỹ Yến- Chi cục Thú y tỉnh Sóc Trăng
Kỹ thuật

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:58 29/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:43 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 17:43 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 17:43 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 17:43 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 17:43 01/12/2024
Some text some message..