Quan sát hoạt động của tôm trong ao nuôi

Ở bài Thực tế khác xa giữa môi trường chúng ta tạo ra để nuôi tôm và môi trường tự nhiên, chúng ta đã được biết đến những trãi nghiệm của Rod McNeil khi ông quan sát tôm ở giai đoạn hậu ấu trùng và tôm non trong tự nhiên. Trong bài viết này, Rod McNeil sẽ cho biết những điều mà ông quan sát được ở tôm non và tôm trưởng thành của hầu hết các loài tôm trong ao nuôi.

Ao nuôi tôm
Một ao nuôi tôm thâm canh. Ảnh Đào Minh

Cho đến khi đạt cỡ từ 5 g/con trở lên thì hoạt động của tôm trong ao nuôi giống nhau khá nhiều ở các loài. Vì thế, trong phạm vi bài này, Rod McNeil đã nhận xét chung cho tất cả các loài tôm nuôi.

Khi còn nhỏ, tôm trải qua nhiều quá trình thay đổi tập tính và sinh lý. Nhưng đến khi đạt cỡ 2 - 5 g/con, chúng bắt đầu bơi và hoạt động giống tôm trưởng thành. Hầu hết các cuộc quan sát trong ao nuôi tôm của Rod đều thực hiện với tôm non và tôm trưởng thành.

Rod kể rằng ông đang nằm im ở dưới đáy một ao tôm và đã khảo sát 70% khu vực đáy ao nhưng không thấy gì cả thì đột nhiên một đàn với hàng ngàn con tôm tiến đến. Người chủ ao thả nuôi với mật độ là 20 con/m2 nhưng mật độ tại đây lên đến 250 - 400 con/m2, trong khi phần lớn còn lại của đáy ao không có con nào. Đó là một trong những điều quan trọng mà ông quan sát được trong ao nuôi và dường như điều này xảy ra ở hầu hết các loài tôm nuôi. Khi đến giai đoạn tôm non, chúng tham gia các hoạt động theo nhóm.

Suốt ngày, tôm tập trung thành đàn và bơi quanh đáy ao để tìm kiếm thức ăn. Chúng di chuyển khá nhanh, đặc biệt là các loài sống đáy. Dẫn đầu đàn là những con tôm lớn nhất, cuối đàn là những con nhỏ nhất hoặc đôi khi không thành đàn thật sự. Những con tôm nhỏ nhất ở xa vùng nước nông xung quanh bờ ao để tìm thức ăn và sự bảo vệ.

Bên trong đàn tôm, sự cạnh tranh thức ăn diễn ra rất khốc liệt. Rõ ràng những con đi trước sẽ lấy nhiều thức ăn hơn. Vì thế, nếu chúng ta rãi thức ăn không tốt, những con đầu đàn này sẽ ăn hết.

Tôm bơi theo thành từng đàn có hình giọt nước mắt

Đàn tôm có hình giọt nước mắt, phần phình to đi trước là những con tôm lớn nhất, hẹp dần về phía sau là những con tôm nhỏ hơn.

Khi mặt trời lên, số lượng tôm trong đàn khá nhỏ, có lẽ chỉ từ 5 - 6 con. Nhưng khi chúng bắt đầu lang thang khắp đáy ao để kiếm ăn thì gặp những đàn khác và chúng gộp lại. Quá trình này lặp lại cho đến khi tạo thành một đàn lớn. Rod McNeil không biết thật ra đàn tôm lớn được tới chừng nào, nhưng ông đã thấy nhiều đàn có vài ngàn con tôm.

Quan sát khi đang cho tôm ăn.

Khi thức ăn rơi cách đàn trong vòng 10 mét, tôm cảm nhận ngay lập tức, chúng thay đổi hướng và tiến đến thức ăn. Nếu chúng ta ném ra một lớp thức ăn ngay trước đàn tôm, cách 1 phút trước khi chúng đến, thì cả đàn sẽ tiếp cận, tăng tốc làm nhiều thức ăn sẽ bị giẫm và chôn vùi xuống đáy trước khi tôm ăn.

Tôm là một loài cơ hội, chúng vồ lấy lớp trên cùng và quên đi những gì đang bị làm cho vỡ ra từng mảnh ở bên dưới. Một điều thú vị khác là chúng lấy một viên thức ăn và tiếp tục đi theo đàn. Dường như chúng không muốn bỏ lỡ những nơi khác đang có thức ăn cũng như không muốn bị đàn bỏ lại. Chúng mang theo viên thức ăn, nhai một lúc và nhả ra. Hoặc nếu thấy một viên lớn hơn, tôm sẽ nhả viên đầu ra và gặm lấy viên lớn. Vì vậy, nếu nhìn vào một khay thức ăn hay một đống thức ăn (do rãi không đều) thì chúng ta sẽ thấy một vệt dài những viên thức ăn nhỏ dần theo hướng di chuyển mới của đàn tôm. Những con tôm nhỏ và những con tôm đi sau sẽ ăn những viên, mảnh vụn còn sót lại của những con tôm lớn.

Nếu đàn tôm tương đối nhỏ, chúng sẽ moi những viên đã bị vùi lấp.

Vào ban đêm, khi đàn tôm tản ra, các con tôm quay trở lại trên nền đáy vào đào những viên đã bị vùi lấp.

Chúng ta sẽ không thấy hoạt động đào bới của tôm thẻ chân trắng vào ban ngày và cũng gần như vậy vào ban đêm. Những loài khác, chẳng hạn tôm sú, hoạt động đào bới diễn ra mạnh mẽ suốt cả ngày. Viên thức ăn thường bị bung ra thành nhiều mảnh vụn nhỏ khi được tôm tìm thấy.

Sự phân bố của tôm ở đáy ao vào ban đêm

Vào ban đêm, có lẽ 1 giờ sau khi mặt trời lặn, đàn tôm bung ra, từng con tôm lan tỏa khắp đáy ao và bắt đầu đào bới để tìm kiếm thức ăn. Lúc này chúng ăn thức ăn tự nhiên có trong ao và không thích thức ăn viên nhiều lắm. Những con tôm sẽ đi qua ngay sát viên thức ăn, đào một cái hố và gặm thứ gì đó, thường thì Rod không thể biết là cái gì.

Khoảng 2 giờ trước khi mặt trời mọc, tập tính ăn của tôm bắt đầu thay đổi, chúng chuyển sang ăn thức ăn viên trở lại.

Cho tôm ăn vào ban đêm - một thói quen khá xấu?

Nhìn chung tôm sử dụng thức ăn công nghiệp ít hơn vào ban đêm. Tôi sẽ không cho tôm ăn quá 1/3 hay 1/4 tổng lượng thức ăn vào ban đêm. Cho ăn từ khoảng 22 giờ - 4 giờ sáng hôm sau có lẽ là một thói quen xấu. Bởi vì tôm lãng phí quá nhiều thức ăn, từ bị dẫm đạp cho đến cắn xé một phần hoặc bỏ qua. Một lượng thức ăn bị lãng phí trong ao là một điều khá kinh khủng, tối thiểu khoảng 1/3 tổng lượng thức ăn.

Rod tự hỏi rằng một trong những ấn tượng mạnh mẽ nhất mà ông có được sau khi nằm vài giờ ở dưới đáy ao có phải là có được cách cho tôm ăn tốt hơn hay không?

Tôm luôn luôn ăn

Suốt cả ngày lẫn đêm, tôm luôn di chuyển để tìm kiếm thức ăn. Nếu chúng thực sự ăn theo kiểu nhồi nhét thì thời gian giữa 2 lần ăn có thể lâu một chút. Nhưng chỉ 1,5 giờ sau thì hoạt động ăn lại quay trở lại. Cuộc đời của một con tôm là luôn luôn di chuyển và luôn luôn ăn.

Điều gì sẽ xảy ra khi đặt khay cho ăn để giám sát việc tiêu thụ thức ăn?

nhá cho tôm ănNhá cho tôm ăn (Ảnh Đào Minh)

Thức ăn sẽ tỏa ra mùi hấp dẫn, đàn tôm sẽ bắt được và tiến đến khay. Vào buổi sáng sớm, lúc đàn tôm còn nhỏ nên chúng ta có được kết quả đại diện khá tốt về sự tiêu thụ thức ăn của tôm. Nhưng nếu đặt khay thức ăn vào lúc giữa trưa hoặc 2 giờ chiều thì chúng ta sẽ thấy một đàn rất lớn với hàng ngàn con vào khay cùng lúc. Khi chúng đến, thật là hỗn loạn. Rod nằm áp sát xuống đáy, cách đó từ 0,6 - 0,9 mét, và ông cảm thấy thật đáng sợ. Những con tôm lớn đi trước sẽ đến trước và cả đàn phủ lên bên trên thức ăn. Khi những con tôm nhỏ đến, chúng làm ầm ĩ bên trên những con lớn và cả khay thức ăn được bao phủ bởi 5 hay hơn các lớp tôm. Những con lớn ở dưới cố gắng ném bất kỳ con nhỏ hơn nào ra khỏi khay. Tôm lớn ăn gần hết thức ăn, chúng ở lại khay từ 15 - 20 phút và rồi tóm lấy một viên thức ăn và bỏ đi. Khi đi khỏi, chúng nhai viên thức ăn trong một lúc rồi nhả ra. Một con nhỏ hơn có thể đi cùng, tóm lấy viên này, nhai một lúc và cũng nhả ra.

Nếu ta kéo khay lên khi đàn tôm đang ăn, các con trên cùng (vì không thể chui xuống đáy khay được), có lẽ là tôm cỡ trung bình, ngay lập tức nhảy ra. Những con nhỏ hơn không bao giờ ở trên khay. Vì thế những con chúng ta thấy là những con ăn nhiều nhất, không thể nhảy ra được do bị những con khác đè lên. Những con chúng ta thấy chỉ là số nhỏ so với cả đàn ở trong khay khi chúng ta bắt đầu kéo khay lên.

Nếu chúng ta đặt tiếp một khay khác ngay sau đó, và nếu đàn vừa rồi đi thuận theo dòng chảy, thì sẽ không có bất kỳ hành động nào trên khay cho đến khi có một đàn khác phát hiện. Việc này có thể cung cấp dữ liệu sai cho người theo dõi khay.

Hoặc nếu chúng ta đặt tiếp một khay khác ngay sau đó và vào lúc giữa trưa thì gần như chúng ta sẽ có một mẫu rất kém về khả năng sử dụng thức ăn và hoạt động ăn của tôm. Bởi vì chỉ có những con đi sau và những con còi cọc mới vào khay.

Shrimp News
Đăng ngày 01/01/2017
Đào Minh
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 13:43 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 13:43 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 13:43 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 13:43 17/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 13:43 17/12/2024
Some text some message..