Dự án được triển khai tại thôn Phương Tân, xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, thuộc Khu sản xuất và kiểm định giống thuỷ sản tập trung Quảng Nam với diện tích hơn 24 nghìn m2 .
Dự án có công suất thiết kế 1 tỷ con giống/năm. Bao gồm: giống tôm thẻ chân trắng: khoảng 500 triệu con/năm; giống tôm sú khoảng 250 triệu con/năm; giống cá bớp, khoảng 50 triệu con/năm; giống cá mú khoảng 50 triệu con/năm; giống cá chim vây vàng, khoảng 50 triệu con/năm và giống cua khoảng 100 triệu con/năm.
Đây là mô hình có nhiều ưu điểm so với cách nuôi truyền thống như: cá ít bị bệnh, chi phí thuốc kháng sinh giảm, cá nhanh lớn, thời gian nuôi ngắn, tỷ lệ sống cao, tăng năng suất, chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng giảm, giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường nước, phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương.
Đặc biệt, cá nuôi theo quy trình VietGAP chất lượng tốt hơn so với phương pháp nuôi truyền thống. Tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mang lại hiệu quả gấp 2 lần so với phương thức sản xuất truyền thống, giải quyết việc làm và đem lại thu nhập ổn định cho người dân.
Nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ mở ra những triển vọng phát triển mới cho việc nuôi trồng thủy sản tại Quảng Nam khi nhu cầu về thực phẩm sạch, rõ xuất xứ ngày càng tăng cao.
Trước đó, Chi cục Thủy sản Quảng Nam cũng đã phối hợp với một số hộ nuôi tôm để triển khai mô hình VietGAP trên tổng diện tích 13ha ở các xã Bình Hải (huyện Thăng Bình), Tam Hòa, Tam Nghĩa (huyện Núi Thành) theo cơ chế khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản Quảng Nam (giai đoạn 2016 - 2020).
Tuy nhiên, để phát triển các mô hình nuôi, trồng theo tiêu chuẩn VietGAP nói chung và nuôi cá nói riêng cần phải có vốn đầu tư lớn và sự hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật của các cấp, ngành chuyên môn. Ngoài ra, người dân cần thay đổi nhận thức trong sản xuất, chăn nuôi để tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Dự kiến, đến tháng 11/2019, Dự án sẽ đi vào hoạt động chính thức.