Quảng Nam: Bảo vệ loài cua đá ở Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm– Khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm cách TP. Hội An về phía Đông khoảng chừng 20km, nơi đây không chỉ nổi tiếng về danh lam thắng cảnh mà còn có những món ẩm thực độc đáo như cua đá, vú nàng, ốc biển, bầu ngư,… Đặc biệt cua đá được xem là món được du khách rất ưa thích. Những năm gần đây lượng khách đến với Cù Lao Chàm ngày càng đông, vì thế cua đá được tiêu thụ rất mạnh nên bị nhiều người săn bắt ráo riết, đẩy loài động vật họ nhà cua này vào rơi vào nguy cơ tiệt chủng.

Cù Lao Chàm
Một góc Cù Lao Chàm - nơi trú ngụ của loài cua đá

Của trời cho dân nghèo

Cù Lao Chàm - nơi có 600 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu, đa số sinh sống bằng nghề biển, trong số họ có khoảng vài chục người vì nhiều lý do đã trở thành người chuyên bắt cua đá. Ngư dân Phạm Lin trú tại thôn bãi Làng cho biết: "Cua đá nổi tiếng đến nỗi nếu chưa thưởng thức được món cua đá thì xem như chưa hiểu hết về ẩm thực xứ đảo này. Du khách càng đông, món cua đá càng được tiêu thụ mạnh, vì thế có thời gian loại cua này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng”. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, với cua đá đã được dán nhãn sinh thái thì giá tối thiểu là 500.000 đồng/kg. Không một thành viên nào được phép bán cua đá với giá thấp hơn quy định. Các thành viên có nghĩa vụ đóng lệ phí quản lý cua đá 10% của giá bán.

Theo anh Lành, một người dân địa phương có hơn 15 năm hành nghề bắt cua đá: "Cua đá rất khỏe và nhanh, cứ tính trung bình phát hiện ra 10 con mình bắt được 4 con đã là giỏi rồi. Có con đuổi cả 100 m mà không bắt được, vì khi chuẩn bị ra tay là nó chui vào hang đá. Lắm lúc theo nó vấp phải đá, thân cây, bụi rậm đến tứa máu, thậm chí suýt chết vì rắn cắn. Thường thì tôi và hai người em vợ hàng đêm hành nghề bắt đầu khoảng 17h và về tới nhà khoảng 4-5h. Bao nhiêu dốc núi, khu rừng hiểm nguy chúng tôi đã leo trèo, lăn lộn hết, có bữa bắt được vài con, có khi bắt được cả kg, có hôm về trắng tay. Tất cả là vì miếng cơm manh áo chú à! Nhưng dù sao đây cũng là của trời cho dân nghèo mưu sinh để sống”.

cua đá
Cua đá bị đánh bắt tại Cù Lao Chàm

Quyết tâm bảo vệ cua đá

Thế nhưng, nếu không có cách bảo vệ thì chắc chắn loài cua độc đáo này sẽ tuyệt chủng. Sớm thấy được hậu quả trên, từ cuối năm 2009, UBND TP.Hội An đã ban hành Chỉ thị 04 yêu cầu tạm dừng khai thác, vận chuyển, buôn bán cua đá tại xã đảo Tân Hiệp - Cù Lao Chàm. Một chương trình bảo vệ cua đá với giá trị 50.000 USD do Liên Hợp Quốc (UNEP) hỗ trợ cũng đã được triển khai. Đây là chương trình bảo tồn và khai thác loài cua này theo tuổi của chúng.

Mới đây nhất, Ban quản lý Khu bảo tồn Cù Lao Chàm cho biết: Đã thành lập Tổ Khai thác và Bảo vệ cua đá Cù Lao Chàm, và tổ này đã kiến nghị UBND xã dán nhãn sinh thái cho cua đá cũng như quy định cách thức đánh bắt, tiêu thụ cua đá. Như độ lớn của cua được đánh bắt là có mai rộng 7cm trở lên và không mang trứng. Cua đá dán nhãn mới được bán và phải được giữ trong lồng có logo cua đá và khẩu hiệu tuyên truyền "Cua đá không dán nhãn là cua đá bất hợp pháp”. Ông Huỳnh Ngọc Diên (Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm) khẳng định: "Đội tuần tra bao gồm các thành viên từ Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Tổ môi trường xã Tân Hiệp, Ban bảo tồn thôn, Tổ khai thác và các cơ quan liên quan do UBND xã đảo Tân Hiệp thành lập có trách nhiệm kiểm soát hoạt động khai thác, bảo vệ cua đá. Các thành viên của tổ khai thác phải mặc đồng phục và có bảng tên của chính quyền cấp mới được bán cua đá”. Các thành viên trong tổ còn thống nhất với nhau, việc quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý cua đá là một sinh kế trong các sinh kế chung của cộng đồng Cù Lao Chàm. Vì vậy, phải khai thác đúng theo quy định. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên thông tin đại chúng và các hỗ trợ khác như poster bảo vệ cua đá dán nhãn sinh thái cần phải được phổ biến rộng rãi tại Cù Lao Chàm, tại các nhà hàng, trên tàu vận chuyển khách, trung tâm du lịch, trung tâm bảo tồn biển…

Hy vọng, con cua đá Cù Lao Chàm sẽ có đất sống an toàn và sinh sôi, góp phần vào ẩm thực độc đáo của vùng đất này, đồng thời tránh được sự hủy diệt của con người.

Báo Đại Đoàn Kết, 11/02/2014
Đăng ngày 13/02/2014
Tấn Thành
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 20:08 24/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 20:08 24/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 20:08 24/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 20:08 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:08 24/12/2024
Some text some message..