Quảng Nam: Loay hoay với quy hoạch vùng nuôi tôm

UBND tỉnh và một số địa phương ven biển đã ban hành nhiều quy hoạch phát triển nghề nuôi tôm nước lợ theo hướng bền vững tuy nhiên, đến thời điểm này, do loay hoay quản lý, lúng túng thực hiện nên đã dẫn đến nhiều bất cập, hệ lụy.

Loay hoay với quy hoạch nuôi tôm
Nuôi tôm trái phép trong diện tích đất ở đang bức hại môi trường.Ảnh: QUANG VIỆT
THẤT BẠI NHIỀU QUY HOẠCH

Có thể thấy trên lý thuyết nhiều quy hoạch nuôi tôm nước lợ của Quảng Nam rất bài bản, khoa học nhưng khi triển khai lại bộc lộ nhiều bất cập do khoảng cách quá lớn so với thực tế.

Không theo kịp thực tế

Để khai thác lợi thế về nuôi tôm nước lợ ở xã ven biển Tam Tiến (Núi Thành), UBND tỉnh đã quy hoạch vùng nuôi tôm tập trung ở thôn Diêm Trà có quy mô diện tích lên đến 40ha, vốn đầu tư hơn 42 tỷ đồng. Một hệ thống xử lý và cấp nước sạch được bố trí ở thôn Long Thạnh, sử dụng nguồn nước sạch được kéo bằng đường ống qua sông Trường Giang. Khu vực bố trí hệ thống cấp nước sạch nằm trong vùng quy hoạch nuôi thủy sản của tỉnh và được UBND xã Tam Tiến quản lý. Khi dự án bắt đầu được triển khai vào tháng 2.2016 thì đông đảo người dân thôn Long Thạnh kéo đến cản trở vì cho rằng khi xây dựng hệ thống xử lý và cấp nước sạch thì đời sống của họ sẽ bị đảo lộn do nguồn nước xung quanh sẽ bị nhiễm mặn, rừng phòng hộ sẽ bị phá hủy và khu vực ven biển sẽ bị sạt lở. Dự án phải dừng để chủ đầu tư đối thoại với người dân. Sau nhiều lần trao đổi, dự án vẫn trì trệ vì người dân liên tục ngăn cản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh: Làm sao xử lý để hài hòa trong phát triển giữa nuôi tôm ở vùng đông với các hoạt động kinh tế - xã hội khác là hết sức cấp thiết. Theo đó, bắt buộc phải quy hoạch lại, xác định từng vùng nuôi tôm trọng điểm để tái đầu tư xây dựng hạ tầng, tổ chức lại sản xuất ổn định hơn. Có vậy thì người dân hay doanh nghiệp nuôi tôm mới có thể đầu tư lâu dài, bài bản, qua đó nuôi tôm khoa học, tạo sản phẩm sạch phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Quy hoạch lại một số vùng nuôi tôm trọng điểm có ý nghĩa cần kíp để nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi bằng cách ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, áp dụng dịch vụ tiện ích đi kèm như giống, thức ăn, thuốc, đặc biệt là liên kết giữa các hộ nông dân trong tổ hợp tác, hợp tác xã cũng như thu hút doanh nghiệp đầu tư  nuôi tôm.

Thất bại trong thuyết phục người dân, khu xử lý và cấp nước sạch đã bị bỏ dở. Từ năm 2017 đến nay, khu nuôi tôm tập trung ở thôn Diêm Trà vẫn tiếp tục được đầu tư các hạng mục hạ tầng là điện, đường giao thông. Tuy nhiên, các hộ nuôi tôm vào thời điểm này phải tự lo liệu nguồn nước. Vấn đề sống còn này trở nên nan giải đối với số đông các hộ nuôi tôm bởi nguồn nước ngầm ở khu vực Diêm Trà đã bị thoái hóa còn sông Trường Giang thì bị ô nhiễm, không đảm bảo nuôi tôm. Đến nay, mới chỉ có vài hộ có khả năng huy động hàng trăm triệu đồng để đưa nước biển về nuôi tôm. “Chúng tôi nuôi tôm ở khu vực Diêm Trà đã chục năm nay, từ khi nhà nước chưa hề có quy hoạch đầu tư nuôi tôm tập trung. Tưởng khi có quy hoạch sẽ nuôi tôm thuận lợi hơn ai ngờ dự án đổ bể, chúng tôi phải tự thân vận động. Do nuôi tôm với nguồn nước không đảm bảo nên vụ được thì ít còn vụ thất bát thì nhiều” - ông Phan Anh Long, chủ hộ nuôi tôm trên diện tích 1ha cho biết.  

Huyện Duy Xuyên đã quy hoạch khu vực nuôi tôm tập trung tại bãi Hà Đước (nối liền 2 xã Duy Phước, Duy Vinh) kỳ vọng tạo sức bật cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn. Đây là dự án lớn, quy mô hơn 15ha, dự kiến đầu tư đồng bộ các điều kiện cho nuôi tôm nước lợ như ao chứa lắng, ao xử lý nước thải, điện, đường đồng bộ, ao nuôi tôm lót bạt, khép kín quá trình nuôi tôm. Triển khai hơn một năm qua nhưng đến nay khu vực này chỉ là bãi đất trống, hoang hóa. Vào tháng 10.2017, khi dự án đang được đầu tư hạ tầng thì chính quyền huyện Duy Xuyên kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư nuôi tôm đến khảo sát, đấu giá, thuê diện tích. Sau khi khảo sát, hàng loạt cá nhân, tập thể đều không dám thuê đất nuôi tôm bởi cho rằng khu vực này gần sông nhưng không được che chắn nên bão lụt, có thể cuốn đi mọi thiết bị đầu tư bất cứ lúc nào. Thực tế cho thấy, trận lũ lụt vào cuối năm 2017 đã cuốn trôi hầu hết hạng mục hạ tầng đã đầu tư. Ông Nguyễn Sáu - Chủ tịch UBND xã Duy Vinh cho biết, chính quyền địa phương đang nỗ lực tái đầu tư các hạng mục hạ tầng đã hỏng và kêu gọi nông hộ thuê đất để nuôi tôm với giá ưu đãi. Đến nay, chỉ mới có 2 hộ thực hiện xong các thủ tục thuê đất để nuôi tôm và chính quyền địa phương tiếp tục tạo điều kiện để các nông hộ khác thuê trong thời gian đến.

Chồng lấn quy hoạch

Vùng đông được UBND tỉnh quy hoạch nuôi tôm theo Quyết định số 2896/QĐ-UBND ngày 12.8.2016 với sự tham gia của 5 địa phương là Núi Thành, Tam Kỳ, Thăng Bình, Duy Xuyên và Hội An trên tổng diện tích 2.998ha. Thời gian qua, sản lượng tôm thương phẩm thu hoạch khoảng 13.000 - 14.000 tấn/năm đem lại giá trị kinh tế khoảng 1.300 - 1.400 tỷ đồng/năm. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bằng hình thức lót bạt trên cát ở khu vực này là 320ha, nông hộ nuôi quanh năm, sản lượng đạt 8.000 - 9.000 tấn/năm. Theo bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, nuôi tôm ở vùng đông đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người dân. Vùng đông của tỉnh lại là khu vực năng động với nhiều hoạt động du lịch, cảng biển, phát triển hạ tầng, công nghiệp, đô thị... Nhưng phần lớn diện tích nuôi tôm ở vùng đông thuộc quy hoạch Khu kinh tế mở Chu Lai. Tổng diện tích chồng lấn đến thời điểm này là 2.090ha, trong đó huyện Thăng Bình là 492ha, Núi Thành là 1.352ha còn TP.Tam Kỳ là 246ha.

Diện tích nuôi tôm nước lợ ở vùng đông cũng đã chồng lấn lên diện tích trồng rừng phòng hộ ven biển trong nhiều năm qua. Đi dọc theo đường Thanh niên ven biển, qua các xã Tam Hòa, Tam Tiến (Núi Thành), Tam Thanh (Tam Kỳ), Bình Hải, Bình Nam (Thăng Bình) dễ nhận thấy những cánh rừng phòng hộ nham nhở. Nhiều diện tích rừng đã bị phá trắng để lấy đất nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tràn lan, hàng trăm hộ dân đã chạy theo lợi nhuận nuôi tôm mà không ngần ngại phá rừng. UBND tỉnh đã có quy định là phía đông đường Thanh niên ven biển không được đào ao nuôi tôm nhưng thực tế vào thời điểm này ao nuôi tôm nối dài qua nhiều địa phương. Theo ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, ngành đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định nuôi tôm trên cát bắt buộc phải cách khu vực rừng phòng hộ 50m. Việc này được giao các địa phương ven biển quản lý, thực hiện, chấn chỉnh nạn phá rừng nhưng rồi thực trạng không những không được giải quyết mà còn phức tạp hơn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh khẳng định, không thể vì lợi nhuận nuôi tôm trên cát mà có thể đánh đổi việc rừng phòng hộ bị băm nát. Việc này phải xử lý dứt điểm vào cuối năm 2018.

QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TÔM TẬP TRUNG

Xây dựng vùng nuôi tôm tập trung là giải pháp đang được ngành chức năng xúc tiến triển khai, qua đó tạo động lực phát triển nghề nuôi tôm nước lợ bền vững trong thời gian đến.

Nuôi tôm theo vùng

Nuôi tôm tập trung theo quy hoạch là yêu cầu cấp thiết đồng thời cũng là nhu cầu nội tại để phát triển nghề nuôi tôm nước lợ. Đồng thời giải quyết được các vấn đề ô nhiễm môi trường; tạo điều kiện tốt nhất cho tôm nuôi sinh trưởng, phát triển để thu được năng suất, sản lượng cao; đảm bảo an toàn thực phẩm cho thị trường trong nước cũng như đáp ứng các tiêu chí khắt khe của thị trường xuất khẩu. Điều đáng quan tâm là sẽ triển khai nuôi tôm tập trung như thế nào để thu được hiệu quả cao nhất. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cho biết, đã giao trách nhiệm Sở NN&PTNT tham mưu tổ chức lại sản xuất nuôi tôm bằng cách quy hoạch lại các vùng nuôi tôm tập trung bài bản. Quan điểm của UBND tỉnh là quy hoạch phải nhất thiết phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đặc biệt phải phù hợp với quy hoạch của Khu kinh tế mở Chu Lai và quy hoạch nạo vét luồng lạch, khơi thông sông Trường Giang. “Quảng Nam cần quy hoạch một số vùng nuôi tôm tập trung, trọng điểm đảm bảo diện tích đủ lớn để có kế hoạch đầu tư, kiện toàn lại các cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường và hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi tôm tiến bộ cho nông hộ. Đó là hướng đi bền vững, lâu dài cho nghề nuôi tôm nước lợ” - ông Lê Trí Thanh nói.

Điều cần làm là giao quyền sử dụng đất cho nông hộ, doanh nghiệp khi xây dựng vùng nuôi tôm tập trung. Do nguồn lực người nuôi tôm huy động được còn yếu, nhà nước cần đầu tư xây dựng giao thông, thủy lợi, điện, hệ thống chứa lắng và xử lý nước thải phục vụ cho nuôi tôm. Theo ông Ngô Tấn, định hướng phát triển nuôi tôm tập trung phải có hệ thống đường sá thuận lợi phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, phải có hệ thống kênh cấp, thoát nước độc lập, đảm bảo cấp thoát nước khi cần thiết và không làm ô nhiễm nguồn nước cấp. Chất thải gồm bùn, đất, các vật dụng, dụng cụ phục vụ nuôi tôm và nước thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn. “Để nuôi tôm thuận lợi thì đòi hỏi con giống phải đảm bảo chất lượng. Ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục tạo điều kiện, giúp doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống tại khu sản xuất, kiểm định giống thủy sản tập trung đầu tư ở thôn Phương Tân, xã Bình Nam” - ông Ngô Tấn nói.

Đề xuất 36 vùng nuôi tôm tập trung

Theo Sở NN&PTNT, qua quá trình khảo sát, rà soát lại hiện trạng nuôi tôm trên địa bàn, ngành chức năng đang đề xuất với UBND tỉnh xây dựng 36 vùng nuôi tôm tập trung với tổng diện tích là 1.677ha. Huyện Núi Thành có 22 vùng, tổng diện tích là 1.366,5 ha; TP.Tam Kỳ 2 vùng, 75ha; huyện Thăng Bình 5 vùng, 167,5ha; huyện Duy Xuyên 7 vùng, 107,5 ha. Quảng Nam phấn đấu đạt sản lượng 8.000 tấn tôm thương phẩm mỗi năm.

Đồng bộ các giải pháp

Có thể đối chiếu sự khác biệt về năng suất, sản lượng của nuôi tôm trên cát và nuôi tôm ở vùng triều ven sông. Trong khi nuôi tôm trên cát đạt năng suất lên đến 20 - 30 tấn/ha thì ở vùng triều chỉ đạt 1 - 2 tấn/ha. Nguyên do là nuôi tôm trên cát có những điều kiện thuận lợi để tôm nuôi phát triển tốt, trước hết là lót bạt để ổn định nguồn nước, tiếp theo là thâm canh và chú trọng chăm sóc theo quy trình bài bản, khoa học. Bà Phạm Thị Hoàng Tâm cho biết: “Tỉnh khuyến khích người nuôi tôm nâng cấp công trình, lót bạt các ao ở vùng triều ven sông để tôm nuôi sinh trưởng tốt hơn. Hiện tại có nhiều mô hình nuôi tôm hiệu quả như nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm VietGAP, nuôi tôm qua 2 giai đoạn, nuôi tôm khép kín nên sẽ được phổ biến, tập huấn hoặc tổ chức tham quan, giúp nông hộ tiếp cận, áp dụng trong thời gian đến”. Theo bà Tâm, Quảng Nam cũng sẽ triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ tôm thương phẩm cũng như thu hút đầu tư nuôi tôm theo chuỗi của đa dạng thành phần kinh tế như nông hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp.

Về quản lý sản xuất để thúc đẩy nuôi tôm tập trung hiệu quả, ông Ngô Tấn cho rằng, sẽ tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi tôm thương phẩm, sản xuất tôm giống để từng bước đưa các cơ sở nuôi tôm, sản xuất giống tuân thủ các quy định pháp luật về điều kiện sản xuất, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm. Ngành chức năng sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh tổ chức nhiều đoàn công tác chuyên ngành và liên ngành, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch nuôi tôm tập trung cũng như kiểm soát các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho nuôi tôm như thức ăn, chế phẩm sinh học, chất cải tạo môi trường, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh. “Ngành nông nghiệp đã có kế hoạch xây dựng dữ liệu thống kê, dự báo tình hình sản xuất nuôi tôm, thị trường tiêu thụ, giúp nông hộ nuôi tôm đạt năng suất, sản lượng lớn và ổn định thị trường, nâng cao giá trị kinh tế thu được từ con tôm” - ông Ngô Tấn nói.

NHIỀU BẤT CẬP

Mặc dù đã có nhiều quy hoạch vì mục đích nuôi tôm bền vững trong thời gian qua nhưng nhiều bất cập tồn tại đã khiến cho nghề nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh vẫn tự phát, manh mún, bức hại môi trường.


Khu nuôi tôm tập trung Diêm Trà ngổn ngang vào thời điểm này.Ảnh: QUANG VIỆT

Bấp bênh nguồn giống, ô nhiễm môi trường

Quảng Nam đã thông qua quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với hàng loạt giải pháp. Trong đó, tỉnh đặc biệt chú trọng đến nguồn cung tôm giống chất lượng, giúp nông hộ ổn định sản xuất. Mặc dù tỉnh đã quy hoạch đầu tư Khu sản xuất, kiểm định giống thủy sản (thôn Phương Tân, xã Bình Nam, Thăng Bình) quy mô 20,7ha, kỳ vọng sản xuất được 4 tỷ con tôm giống cung cấp cho hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa thực hiện được. Hiện toàn tỉnh có 54 cơ sở ương dưỡng tôm giống, hàng năm cung cấp khoảng 200 triệu con tôm giống cho cho người tôm Quảng Nam. Con số này chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng khi nhu cầu con giống tôm thẻ chân trắng cho người nuôi trong tỉnh lên đến 3 tỷ con/năm. Về chất lượng, hiện nay con giống tôm thẻ chân trắng lưu thông trên địa bàn tỉnh chủ yếu được các cơ sở nhập về từ các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận với nguồn gốc chưa rõ ràng. “Người nuôi tôm vẫn phải vào các tỉnh, thành phía nam mua tôm giống về nuôi. Mặc dù có giấy kiểm định tôm giống nhưng không biết chắc đó là kiểm định thật sự hay cơ sở sản xuất tôm giống mua lại hoặc làm giả” - ông Nguyễn Xuân Cảnh - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Nam nói.

Riêng đối với vùng nuôi tôm trên cát, Quảng Nam đã quy hoạch tạm thời, áp dụng cho giai đoạn 2014 - 2018. Chủ trương của tỉnh là quản lý chặt chẽ việc nuôi tôm trên cát theo đúng quy định, bảo đảm môi trường không bị ô nhiễm. Nhưng ông Nguyễn Viết Thuận - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT) cho rằng, việc người dân các huyện Thăng Bình, Núi Thành nuôi tôm trên cát trái phép nhiều năm nay đã khiến nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Theo ông Nguyễn Giúp - Chủ tịch UBND xã Tam Tiến (Núi Thành), khi chính quyền cơ sở ra quân chấn chỉnh nuôi tôm trái phép thì nông hộ viện dẫn lý do đã đầu tư lớn cho nuôi tôm nhưng thất bát nên xin tạm thời nới lỏng để gỡ gạc nợ nần rồi chấm dứt hẳn nên chính quyền... lỏng tay. “Nhiều khi cái lý và cái tình không đi cùng nhau được. Quy định đã có nhưng khó thực hiện vì người dân thua lỗ nhiều trong nuôi tôm trên cát. Chừ mình nặng tay thì lợi bất cập hại” - ông Nguyễn Giúp nói.

Loay hoay tháo gỡ

Tính chung cả 2 vùng nuôi tôm trên cát và vùng triều ven sông của tỉnh, thủy lợi đến thời điểm này chưa đáp ứng được nhu cầu. Hiện tại, hệ thống thủy lợi của tỉnh đã và đang xây mới, sửa chữa, nâng cấp nhưng chỉ phục vụ tưới, tiêu cho trồng trọt chứ chưa dẫn đến vùng nuôi tôm. Theo ông Nguyễn Đình Sơn - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Núi Thành, nguồn nước cấp và thoát nước tại các khu nuôi tôm trên địa bàn đều chỉ có một kênh duy nhất đảm nhiệm. Do đó, ô nhiễm nguồn nước, lây lan dịch bệnh là không thể tránh khỏi, gây thua lỗ cho người nuôi tôm và ô nhiễm môi trường sinh thái. “Để đáp ứng nhu cầu nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm thâm canh ở các vùng có độ mặn lớn hơn 20‰ thì cần phải quy hoạch về thủy lợi cho cả hệ thống nước ngọt và nước mặn” - ông Nguyễn Đình Sơn nói. Nhiều ý kiến cho rằng, tính toán đầu tư xây dựng hệ thống kênh, mương vừa đảm bảo tưới, tiêu cho trồng trọt vừa phục vụ cho nuôi tôm là vấn đề không dễ.

UBND tỉnh đã có quyết định không gia hạn thời gian nuôi tôm trên cát khi quy hoạch tạm thời hết hiệu lực vào cuối năm 2018. Theo đó, đối với diện tích đang nuôi tôm, vẫn để người dân tổ chức nuôi bình thường nhằm đảm bảo sinh kế hằng ngày nhưng phải đăng ký với chính quyền địa phương cấp xã và phải ký cam kết thực hiện theo đúng tiêu chuẩn về công trình nuôi tôm thương phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ. Điều kiện vệ sinh thú y, điều kiện về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm phải được nông hộ cam kết. Dần dần, Quảng Nam xóa bỏ những diện tích nuôi tôm trên cát manh mún, nhỏ lẻ, gây ô nhiễm môi trường. Khi có dự án vào đầu tư, người dân phải chấp hành việc thu hồi đất theo đúng quy định hiện hành của nhà nước. Quyết định của UBND tỉnh là cấp thiết, tuy nhiên câu hỏi đặt ra là các địa phương sẽ triển khai như thế nào cho hiệu quả, hay sẽ vẫn “thả lỏng” như từng xảy ra nhiều lần trước đây? Ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Núi Thành cho rằng, công tác tuyên truyền, vận động người nuôi tôm tuân thủ các quy định của tỉnh sẽ được triển khai rộng khắp ở các địa phương. Và khi quyết định của tỉnh có hiệu lực mà người nuôi tôm cố ý làm trái thì biện pháp mạnh sẽ được áp dụng để nghề nuôi tôm nước lợ đi vào nền nếp, ổn định và bền vững.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 07/05/2018
Nguyễn Quang Việt
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 03:11 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 03:11 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 03:11 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 03:11 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 03:11 19/04/2024