Vì vậy, Chi cục Thủy sản Quảng Nam đưa ra một số biện pháp kỹ thuật nhằm hướng dẫn cho người nuôi thực hiện:
- Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước và tôm nuôi. Nếu tôm có dấu hiệu bị bệnh cần lấy mẫu gửi tới cơ quan chức năng kiểm tra, xác định nguyên nhân, mức độ cảm nhiễm để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Cần rải vôi nung (CaO) quanh bờ ao để đề phòng giảm pH đột ngột khi có mưa dông, luôn duy trì ổn định pH trong ao ở mức 7,9 – 8,5.
- Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước, ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio gây bệnh.
- Vào những ngày thay đổi thời tiết, mưa, nắng thất thường chỉ cho tôm ăn 70 – 80% lượng thức ăn đã định, tránh dư thừa gây ô nhiễm nước.
- Thường xuyên bổ sung các loại vitamin, khoáng vi lượng, men đường ruột vào thức ăn tôm nhằm tăng sức đề kháng, chủ động phòng bệnh cho tôm nuôi.
- Tăng cường chạy sục khí trong thời điểm có mưa để giảm phân tầng nhiệt độ, độ mặn, tăng dưỡng khí ao nuôi tránh làm tôm bị sốc.