Quảng Nam: Nông hội đoàn kết nuôi cá lồng bè trên sông

Hơn 3 năm nay, người dân thôn Thái Cẩm (xã Điện Tiến, Điện Bàn) tận dụng mặt nước sông nuôi cá lồng bè. Không những thế, họ còn thành lập tổ hội nghề nghiệp nhằm trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau phát triển mô hình kinh tế này.

Quảng Nam: Nông hội đoàn kết nuôi cá lồng bè trên sông
Người dân thôn Thái Cẩm với mô hình nuôi cá lồng bè trên sông. Ảnh: NHƯ TRANG

Trần Văn Lộc là người tiên phong làm lồng bè thả cá nuôi trên sông Bình Phước đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bà con nơi đây thấy vậy, tìm đến học hỏi, chọn nghề này làm kế mưu sinh, nuôi khát khao đổi đời. Ông Lộc kể: “Hồi trước tôi đi làm thợ, không đủ tiền nuôi con. Về nhà thấy vợ đan lưới thả cá dưới sông, tôi chợt nghĩ đến việc mua giống cá, làm lồng bè nuôi thử. Năm 2015, tôi quyết định gom góp hết tài sản làm vốn bám trụ khúc sông này cho đến nay”. Từ 2 lồng bè nuôi thử nghiệm, bây giờ ông Lộc đã có 10 lồng bè nuôi cá diêu hồng, trắm cỏ, gáy, trê… Sau hơn 6 tháng thả nuôi cá, ông xuất bán, mỗi lứa ông thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Từ mô hình của ông Lộc, nhiều người dân thôn Thái Cẩm rủ nhau cùng nuôi cá. Ông Phạm Thôi hai năm sau nuôi cá, bắt đầu thu hồi vốn và sinh lãi. Ông Thôi động viên con rể của mình là anh Đào Đức Đới từ Đại Lộc về khúc sông này lập nghiệp với 12 lồng bè. Anh Đới chia sẻ: “Nước sông ở đây sạch, chảy êm, hai bên bờ tre rất mát nên việc nuôi cá thuận lợi hơn nhiều so với những chỗ khác. Lượng bèo và rau xanh khá tốt, tôi tận dụng nuôi thêm cá trắm cỏ. Sắp tới tôi dự định tăng số lượng lồng để nhập thêm vài tấn cá giống”. Từ khúc sông vắng vẻ, ngày ngày chỉ vài ba thuyền bè qua lại, nay lại trở nên nhộn nhịp, các lồng bè cá nối tiếp nhau. Đến kỳ thu hoạch, nhiều thương lái ở TP.Đà Nẵng đến mua. Người dân nơi đây cho biết, mỗi lứa họ thu từ 100 đến 300 triệu đồng tùy lượng cá xuất bán đi.

Nhằm tránh việc thương lái ép giá, những người nuôi cá thành lập tổ hội nuôi trồng thủy sản để sản xuất kinh doanh.

Nhờ mô hình này, những người nuôi cá trao đổi kinh nghiệm và đoàn kết giúp đỡ nhau. Mỗi tuần, họ đều tổ chức cuộc họp và mời chuyên gia của các công ty chuyên cung cấp thức ăn cho cá đến tư vấn. Để nuôi cá đạt hiệu quả cao, người nuôi phải biết các bệnh hay xuất hiện ở mỗi loại cá khác nhau, từ đó có phương pháp đề phòng phù hợp. Chẳng hạn cá diêu hồng thường bị lồi mắt, thối mang, còn cá trắm cỏ thường bị nấm thủy mi, đốm đỏ, một số loại cá khác thường nhiễm bệnh trắng da khoang thân… Anh Trần Văn Pháp - Tổ phó tổ hội cho biết: “Mỗi ngày chúng tôi chèo ghe ra thăm và cho cá ăn ngày 2 - 3 lần. Để đề phòng bệnh cho cá, anh em ở đây lại mua vitamin các loại về trộn cho chúng ăn nhằm tăng sức đề kháng”. Niềm vui của anh em trong tổ hội được nhân lên gấp bội khi số tiền lãi giúp họ có điều kiện xây ngôi nhà kiên cố tránh bão hoặc chu cấp cho con cái ăn học đến nơi đến chốn.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 11/05/2018
Như Trang
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 16:38 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 16:38 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:38 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 16:38 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 16:38 08/11/2024
Some text some message..