Quảng Nam: Tôm nuôi chết hàng loạt do dịch bệnh

Tôm nuôi chết hàng loạt trên địa bàn tỉnh do dịch bệnh nhưng việc phòng chống rất khó khăn, do các điều kiện nuôi kém và chưa có thuốc chữa trị hữu hiệu.

Quảng Nam: Tôm nuôi chết hàng loạt do dịch bệnh
Nông dân trên địa bàn tỉnh khó phòng chống bệnh đốm trắng trên tôm nuôi. Ảnh: Việt Nguyễn

Nan giải bệnh đốm trắng

Ở vụ 2 nuôi tôm nước lợ năm nay, gia đình ông Đoàn Ngọc Khánh (thôn Nhơn Bồi, xã Duy Thành, Duy Xuyên) đầu tư 4 ao nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng triều ven sông có diện tích 12.000 m2. Ông Khánh cho biết, do không khống chế được bệnh đốm trắng nên tôm chết hàng loạt, thiệt hại gần 100 triệu đồng.

“Những năm trước, nuôi tôm nước lợ rất thành công nhưng gần đây tôm chết hàng loạt. Thay vì lấy nước từ sông như mọi khi, tôi đóng giếng hút nước ngầm nhưng vẫn không đảm bảo do môi trường nước bị ô nhiễm” - ông Khánh nói.

Theo UBND xã Duy Thành, nguồn nước sông Trường Giang bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến các khu vực ven sông cũng bị ô nhiễm nguồn nước ngầm. Trong khi đó, do nuôi tôm nhiều vụ liên tục nhưng nông hộ không cải tạo ao nuôi tốt, nhất là không phơi đáy nên các chất độc, các chất bẩn nhiều, là điều kiện tốt để các vi khuẩn gây hại, vi rút tấn công tôm nuôi gây nên nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là đốm trắng.

“Bệnh đốm trắng không xa lạ gì với người nuôi tôm nhưng rất khó phòng chống. Do nông dân chưa đầu tư hiệu quả hệ thống hút cặn bã trong ao nuôi tôm nên bệnh này dễ phát tán, gây dịch bệnh làm tôm nuôi chết hàng loạt. Bệnh này dù xuất hiện đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu” - ông Lê Trung Thưởng, Phó ban Nông nghiệp của UBND xã Duy Thành cho biết.

Ông Nguyễn Hữu Trường - Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Quảng Nam) cho biết, với bệnh đốm trắng, tôm thẻ chân trắng thường hay dạt vào bờ, giảm ăn. Khi quan sát kỹ, thân tôm xuất hiện những đốm trắng tròn ở đầu ngực hoặc toàn thân. Thân tôm chuyển sang màu hồng tím sau đó chết hàng loạt, thông thường chết 100% chỉ trong 3 đến 5 ngày sau khi có dấu hiệu bệnh.

“Nếu không may tôm nuôi bị đốm trắng thì cần cách ly ngay để hạn chế lây lan trên diện rộng. Nếu tôm đủ kích cỡ thì thu hoạch sớm, bán thương phẩm. Nếu tôm còn nhỏ thì nông hộ cần dùng Chlorine 50 - 100 ppm tiêu diệt mầm bệnh trước khi thải bỏ. Nông dân cần báo ngay đến cán bộ thủy sản để xử lý kịp thời, tránh tình trạng bệnh lây lan thành dịch, thiệt hại sẽ rất lớn cho những khu vực liên đới” - ông Trường nói.

Theo Chi cục Thủy sản Quảng Nam, các điều kiện nuôi tôm tại các vùng triều ven sông trên địa bàn tỉnh quá sơ sài, không có kênh cấp, kênh thoát nước, không có ao lắng xử lý sạch nguồn nước đã vô hình trung tạo môi trường tốt để vi rút đốm trắng dễ phát tán trên tôm nuôi. Trong khi đó, tôm giống hầu hết là tôm chợ, nếu nông hộ có mua tôm giống thương hiệu thì cũng hiếm khi được kiểm dịch đúng quy trình, loại bỏ con giống có mầm bệnh đốm trắng nên bệnh này dễ phát sinh. Đặc biệt, đến thời điểm này, dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng bệnh đốm trắng vẫn chưa có thuốc chữa trên phạm vi cả nước nói chung, Quảng Nam nói riêng, hễ tôm mắc phải là chết hàng loạt tại ao nuôi, chết đồng loạt ở các khu vực liền kề, gây nên dịch tràn lan.

Phức tạp bệnh EHP

Theo thống kê của UBND xã Tam Thăng (TP.Tam Kỳ), trong số hơn 50ha ao nuôi tôm bị chết do dịch bệnh thì rất đáng lo ngại với bệnh vi bào tử trùng (EHP). Bệnh này không có biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu thả nuôi, tôm thẻ chân trắng chậm lớn so với bình thường. Do giai đoạn đầu, bệnh EHP không gây chết tôm hàng loạt nên người nuôi không chú ý nhiều. Nhưng hễ bị bệnh thì nông hộ không thể cứu vãn được vì chưa có thuốc điều trị.

“Kiểm soát tốt bệnh EHP trong nuôi tôm nước lợ là việc cấp thiết, góp phần tạo nên thắng lợi cho người nuôi tôm nhưng quá khó vì đến nay, các ngành chức năng đã áp dụng nhiều phương pháp chữa trị nhưng chưa có kết quả nào được chứng minh” - anh Mai Huy Chương, cán bộ phụ trách nông nghiệp của UBND xã Tam Thăng nói.

Ông Trần Công Thành - hộ nuôi tôm kỳ cựu với hơn 50 ha ao nuôi đầu tư ở xã Tam Hòa (Núi Thành) cho biết, vi bào tử trùng tồn tại được dù đã xử lý ao nuôi bằng Chlorine 100 ppm. Về kiểm soát dịch bệnh, theo ông Thành, cần quản lý tốt nguồn giống, tôm giống trước khi thả nuôi bắt buộc phải kiểm dịch, loại bỏ vi bào tử trùng.

“Tôm giống bố mẹ được nuôi để tạo đàn giống ở các cơ sở cung cấp tôm giống trên phạm vi cả nước phần lớn là được dùng lại sau khi nhập khẩu từ các nước khác về, không đảm bảo chắc chắn không chứa mầm bệnh EHP. Muốn có con giống tốt, cần nhất là tôm giống bố mẹ F1 thuần chủng nhưng đây là vấn đề nan giải ở nước ta” - ông Thành nói. Bởi vậy, cách tốt nhất để diệt mầm bệnh EHP là dùng thuốc tím liều cao xử lý sạch nguồn nước nuôi tôm.

Theo Sở NN&PTNT, cách tốt nhất để hạn chế bệnh EHP lây lan thành dịch là khi phát hiện tôm chết thì phải thu gom, chôn lấp, tiêu hủy, khử trùng đúng quy định. “Bệnh EHP rất dễ phát sinh trong điều kiện môi trường nước nuôi tôm có nhiệt độ thấp. Bởi vậy, ở vùng triều ven sông, nông hộ cần tuân thủ lịch mùa vụ được ban hành là chỉ nên nuôi 2 vụ, không nên nuôi trong mùa đông có nhiệt độ thấp. Tỉnh đang thu hút đầu tư sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở Khu sản xuất, kiểm định giống thủy sản Quảng Nam (thôn Phương Tân, xã Bình Nam, Thăng Bình) nên sau khuyến cáo là kiểm tra chặt chẽ các doanh nghiệp trong chủ động kiểm soát bệnh EHP từ con giống bố mẹ nhập khẩu” - ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nói.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 02/10/2019
Việt Nguyễn
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 14:47 06/12/2024

Xu hướng nuôi cá Koi trong hồ mini

Cá Koi từ lâu đã được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và giàu sang trong văn hóa Á Đông. Với màu sắc sặc sỡ và vẻ đẹp duyên dáng, cá Koi ngày càng trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người chơi cá cảnh.

Cá koi
• 14:47 06/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 14:47 06/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:47 06/12/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 14:47 06/12/2024
Some text some message..