Quảng Nam: Triển vọng nuôi cá chình trong bể xi măng

Nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng trên địa bàn tỉnh còn mới mẻ, đang trong giai đoạn nuôi thử nghiệm, song triển vọng từ mô hình là khá lớn.

cá chình
Đàn cá của anh Tin phát triển ổn định sau hơn một tháng nuôi. Ảnh: BÍCH LIÊN

Gần đây, khu vực nuôi cá chình của anh Trần Văn Tin (thôn Sâm Linh Đông, xã Tam Quang, Núi Thành) là địa chỉ được nhiều người đến tham quan, tìm hiểu, học tập kinh nghiệm. Trên cơ sở tận dụng lại các bể nuôi ba ba trước đó, anh Tin sửa sang lại các bể với tổng diện tích 200m2 để thả nuôi 20kg giống cá chình cùng một bể nuôi cá hồng, cá mú, tôm hùm có giá trị để lấy ngắn nuôi dài. Anh Tin cho biết, cá chình chủ yếu lấy giống từ tự nhiên, chưa sinh sản nhân tạo thành công ở nước ta nên phải vào tận Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Nha Trang để mua con giống đã được viện này ươm nuôi thành công từ những ấu trùng, con giống nhỏ ngoài tự nhiên.

Đáng chú ý, ở Núi Thành nói riêng, Quảng Nam nói chung, mô hình nuôi cá chình trong bể xi măng còn quá mới mẻ, tỷ lệ thành công thấp thì anh Trần Văn Tin lại mạnh dạn đầu tư nuôi và quyết tâm làm giàu từ đối tượng này. Lần nuôi thí điểm, anh thả 20kg giống, mỗi con có trọng lượng 0,5g, tương đương 2.000 con giống trong bể chính diện tích 100m2, xung quanh là các bể dự bị. Sau hơn một tháng nuôi, nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, điều kiện vệ sinh môi trường, đàn cá chình đã có trọng lượng trung bình 1 lạng/con. “Do mới nuôi thử nghiệm, để tránh rủi ro, tôi chọn mua cá giống có trọng lượng ổn định, khoảng 50 con/kg để dễ chăm sóc, giảm tỷ lệ hao hụt do vận chuyển xa. Sau 6 tháng cá lớn dần, phải tách đàn, phân loại những con lớn nhỏ để dễ chăm sóc, đảm bảo sao cho 1m2 có 5 con cá chình thương phẩm” - anh Tin nói.

Được biết, cá chình là loài rất dễ nuôi, ít bệnh hơn các loại cá da trơn khác. Loại giống 20 con/kg có thể đạt trọng lượng 1,5 - 2kg/con sau một  năm nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, đối tượng này đòi hỏi phải được chăm sóc theo một quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Cụ thể, nguồn nước phải ngọt, phải được lọc kỹ các tạp chất, lắng trong trước khi cho vào bể nuôi, bể nuôi phải đảm bảo không được thiếu nước, thừa nước, oxy trong bể xi măng cũng không được thừa, không được thiếu, độ pH khoảng 7,6. Mỗi ngày, để làm trong lành nguồn nước, loại bỏ các chất màng, mỡ do trong quá trình cho cá ăn, phải cho vào bể 20% nước vốn có, đảm bảo độ trong của nước luôn ở mức 40%. Cứ 5 - 7 bữa phải tiến hành thay nước bể một lần để hạn chế tảo sinh sôi nảy nở với mật độ lớn gây thiếu hụt nguồn oxy cho cá. Mỗi ngày, cho cá ăn tầm 7 giờ tối, sau khi cho ăn, phải xi phông để loại bỏ cặn bã, thức ăn dư thừa làm bẩn nước, gây độc tố. Cá chình có đặc tính là sống tầng đáy, sau khi ăn thì ngủ. Ban ngày tảo trong nước sinh sôi nảy nở quang hợp nên bể không thiếu oxy, nhưng ban đêm phải sục khí 100%. Không chỉ vệ sinh tốt, mỗi ngày, anh phải test (thử) môi trường, kiểm tra pH nguồn nước… “Tuy đây là loài ít bệnh nhưng thỉnh thoảng vẫn mắc bệnh đường ruột, bệnh gan, tuy nhiên do thức ăn công nghiệp của Viện Nuôi trồng thủy sản Nha Trang cung cấp vốn đã tích hợp sẵn thuốc ngừa nên nếu dùng thức ăn công nghiệp thì người nuôi không phải lo về bệnh, còn nếu sử dụng thức ăn tươi, phụ phẩm bổ sung cho cá thì phải xử lý các bệnh trên” - anh Tin chia sẻ.

Ngoài thức ăn công nghiệp, anh Tin còn tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên cho cá ăn thêm cá tạp, tôm tép xắt nhỏ với tỷ lệ phân bố theo trọng lượng vật nuôi là 3% nhân với trọng lượng thân cá. “Theo khuyến cáo của viện, nếu nuôi theo kiểu truyền thống, cá đạt trọng lượng hơn 1kg sau một  năm thả nuôi, còn nếu nuôi theo hướng công nghiệp thì tầm 7 tháng là có thể xuất bán với trọng lượng chừng 1kg. Tôi vừa nuôi, vừa tích lũy, học hỏi kinh nghiệm, vừa được sự hỗ trợ kỹ thuật từ cán bộ nên đến thời điểm này đàn cá phát triển bình thường, chưa có biểu hiện gì đáng lo” - anh Tin chia sẻ. Còn về đầu ra cho cá thương phẩm, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Nha Trang cam kết đứng ra bao tiêu sản phẩm với giá 400.000 - 500.000 đồng/kg, còn mức tiêu thụ tại thị trường, các nhà hàng dao động 500.000 - 1 triệu đồng/kg ở thời điểm khan hiếm.

Theo ông Lê Văn Hiệp - cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành, nuôi cá chình trong bể xi măng là mô hình mới, rủi ro lớn nhưng triển vọng cũng rất cao. Tính toán hệ số quy đổi thì 1kg cá thương phẩm tương đương 1,5kg thức ăn, chi phí thức ăn, con giống, công chăm sóc tầm 150 - 200.000 đồng, trong khi đó, một ký cá thương phẩm bán ra thị trường dao động 400 - 500.000 đồng, hoặc cao hơn. “Để giảm thiểu rủi ro, chúng tôi khuyến cáo nên nuôi nhiều lứa khác nhau để lấy ngắn nuôi dài. Không nên xây bể quá lớn, thả cá với mật độ dày mà cần chia thành nhiều bể nhỏ. Giai đoạn đầu nên cho cá ăn thức ăn công nghiệp, khi cá đã ổn định mới bổ sung thêm thức ăn tươi” - ông Hiệp nói.

Báo Quảng Nam, 22/08/2016
Đăng ngày 23/08/2016
Hoàng Liên
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 14:37 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 14:37 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 14:37 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 14:37 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 14:37 22/11/2024
Some text some message..