Quảng Ngãi: thành lập khu bảo tồn biển Lý Sơn

Ngày 7-8, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp thông qua dự án thành lập khu bảo tồn biển Lý Sơn.

biển Lý Sơn

Khu bảo tồn biển có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển, cải thiện sinh kế của cộng đồng ngư dân các địa phương ven biển, bảo tồn biển còn có ý nghĩa to lớn đối với nghiên cứu khoa học, giáo dục cộng đồng, giải trí và du lịch sinh thái; góp thêm cơ sở pháp lý và cung cấp các công cụ hành chính cho việc đấu tranh bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, giải quyết các vấn đề môi trường xuyên biên giới trong vùng Biển Đông mà các nước trong khu vực đang quan tâm. Đến nay, hệ thống cơ chế, chính sách cho bảo tồn Biển về cơ bản đã hình thành tương đối đồng bộ, gồm: Luật Thuỷ sản, Luật bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030, Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến 2030, Quy hoạch Hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam….

Khu bảo tồn biển Lý Sơn là Khu bảo tồn biển thứ 10 cùng với các Khu bảo tồn đã được thành lập gồm: Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Núi Chúa, Hòn Cau, Côn Đảo, Phú Quốc.  Được thiết kế quy hoạch bao trùm toàn bộ huyện đảo Lý Sơn với tổng diện tích hơn 7.900 ha bao gồm cả phần đất trên đảo và phần biển. Tổng vốn thực hiện dự án hơn 36,4 tỉ đồng, chia làm hai giai đoạn triển khai từ năm 2016 đến 2020. Khu bảo tồn biển Lý Sơn nằm trong danh mục 16 khu bảo tồn biển Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm mục đích bảo vệ các hệ sinh thái, bảo vệ các loài sinh vật biển có giá trị kinh tế, khoa học; bảo vệ môi trường, phát triển du lịch sinh thái, duy trì cải thiện sinh kế; quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản.

Các nhóm dự án cần triển khai gồm xây dựng hạ tầng; trang thiết bị; phục hồi hệ sinh thái đặc trưng (gồm trồng rừng trên đảo và phục hồi rạng san hô), hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp; xây dựng thương hiệu và chuỗi thị trường cho sản phẩm bào ngư Lý Sơn…Khu bảo tồn biển Lý Sơn là công cụ để phát triển bền vững huyện đảo tiền tiêu. Để làm được điều đó, cần có sự chung tay vào cuộc của cả cộng đồng mà người dân trên đảo là chủ thể quyết định. Phải nghĩ đến việc đồng quản lý thủy sản để giảm áp lực cho người dân khi tham gia dự án. Được biết, ở vùng biển ven bờ của Lý Sơn có nhiều gành rạn san hô là nơi cho các loài thủy sản sinh sôi. Đặc biệt, có các loài ốc như ốc u, ốc tai tượng, sò huyết...

Fistenet, 10/08/2015
Đăng ngày 10/08/2015
Văn Thọ
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 09:57 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 09:57 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 09:57 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 09:57 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 09:57 29/11/2024
Some text some message..