Quảng Ninh: Nuôi cá đối mục thương phẩm - Tác dụng lớn trong cải tạo môi trường ao nuôi

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh vừa triển khai thử nghiệm mô hình nuôi cá đối mục thương phẩm trong ao tại TX Quảng Yên. Đây là đối tượng nuôi mới, bước đầu được cán bộ kỹ thuật cũng như bà con nông dân đánh giá cao về hiệu quả. Đặc biệt, nuôi cá đối mục trong ao còn có tác dụng lớn trong việc cải tạo môi trường, nhất là cải tạo môi trường đối với diện tích ao, đầm nuôi tôm đã bị dịch bệnh.

cá đối mục
Ảnh minh họa

Mô hình được triển khai thực hiện tại 2 hộ nuôi là ông Nguyễn Văn Mầu, phường Tân An và Lê Minh Tiến, phường Hà An, với quy mô 0,5 ha/hộ nuôi, số lượng giống thả nuôi 15.000 con, kích cỡ bình quân 4 - 6 cm/con giống. Mô hình trình diễn nuôi cá đối mục thương phẩm trong ao được thực hiện nhằm tận dụng diện tích ao nuôi tôm bỏ hoang, đa dạng đối tượng nuôi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải tạo môi trường sinh thái, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nâng cao trình độ kỹ thuật và trang thiết bị cho người dân kiến thức khoa học kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. Vì vậy, mô hình được triển khai tại 2 hộ dân, nhưng thông qua mô hình, đã có 60 hộ dân khác được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật đối tượng nuôi mới này. Sau gần 9 tháng nuôi với sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, cá đạt trọng lượng trung bình 0,68 kg/con, tỷ lệ sống đạt 74%, sản lượng đạt 7,6 tấn/ha, thu được 530 triệu đồng. Trừ chi phí lãi gần 200 triệu đồng/ha.

Ông Lê Minh Tiến, xã Hà An cho biết: So với mô hình nuôi khác ở địa phương thì nuôi cá đối mục với cùng diện tích hiệu quả kinh tế cao hơn 15 - 20 triệu đồng/ha. Thêm vào đó, nuôi cá đối mục sử dụng ít thuốc hoá chất, nên ít ảnh hưởng đến môi trường. Cá nhanh lớn, ít dịch bệnh, là đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao, thích nghi tốt với sự biến đổi của môi trường, đồng thời có khả năng làm sạch môi trường, nhất là trong ao, đầm nuôi tôm đã từng xảy ra dịch bệnh, góp phần giải quyết tình hình dịch bệnh đối với nghề nuôi tôm tại địa phương.

Anh Nguyễn Chí Thành, Trạm trưởng Trạm thực hành chuyển giao kỹ thuật Khuyến ngư công nghệ cao (Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ninh) cho biết: Cá đối mục là đối tượng nuôi mới, ít bệnh tật, không phải sử dụng nhiều loại thuốc, quản lý và chăm sóc dễ, nguy cơ bị lan tràn dịch bệnh ít, tỷ lệ rủi do thấp, do vậy đối tượng nuôi này là một trong những hướng đi mới trong nghề nuôi trồng thuỷ sản. Có thể nuôi ghép cá đối mục với một số đối tượng khác như tôm sú và cua biển, nhằm gia tăng đối tượng nuôi thuỷ sản, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi trồng thuỷ sản. Mô hình đem lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người nuôi, được bà con nông dân trong vùng hưởng ứng nhiệt tình và sẽ có khả năng nuôi đại trà, đặc biệt ở những khu vực nuôi tôm kém hiệu quả. Tuy nhiên, một khó khăn cho việc mở rộng nuôi đại trà là nguồn giống hiện nay chưa chủ động được.

Được biết, hiện nay Trung tâm Khoa học và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh đã sản xuất thành công giống cá đối mục. Tuy nhiên, sản lượng còn hạn chế. Ông Vũ Công Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: Cá đối mục thích nghi với các thuỷ vực ven biển, tập trung chủ yếu ở vùng cửa sông, nơi có nguồn thức ăn hữu cơ dồi dào. Cá đối mục là loài rộng muối, rộng nhiệt. Cá có thể sống và sinh trưởng tốt ở môi trường nước lợ, mặn và chịu đựng được nhiệt độ từ 3-35oC, thích hợp nhất là 12-25oC. Đó là một lợi thế để phát triển nuôi thương phẩm và nhân rộng đối tượng này ở vùng ven biển miền núi Quảng Ninh. Giống cá này có kích thước lớn, thịt ngon mà thức ăn chủ yếu là rong, tảo... nên chi phí nuôi thấp hơn nhiều giống cá khác. Mặt khác, cá đối mục chịu được nhiệt độ lạnh nên nuôi được qua đông, từ đó mà hiệu quả kinh tế cao hơn. Với những ưu thế nổi trội này, cá đối mục hoàn toàn có khả năng trở thành đối tượng nuôi mới đối với các vùng nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh… Và điều không kém phần quan trọng nữa là giống cá này đưa vào nuôi sẽ góp phần cải thiện môi trường cho các khu nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là khi môi trường nuôi tôm ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm.

Báo Quảng Ninh, 04/12/2013
Đăng ngày 05/12/2013
Hữu Việt
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Dân vạn chài xuyên đêm săn loại cá ‘nửa sông, nửa biển’

Vào độ cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch, cá mòi lại ngược sông để sinh sản. Cư dân vạn chài các địa phương dọc sông Lam cho biết, năm nay, cá mòi ngược sông ít hơn nhưng bù lại thì béo hơn, to hơn, được giá hơn.

Cá mòi
• 14:21 20/03/2023

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 11:50 03/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 14:19 02/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 10:00 01/06/2023

Tiết lộ 12 lợi ích sinh thái tiềm năng của nuôi trồng thủy sản

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng: “Nuôi trồng thủy sản là một trong những nguyên nhân gây đe dọa đến hệ sinh thái”. Tuy nhiên, nếu biết cách chúng ta cũng có thể tận dụng nuôi trồng thủy sản như một công cụ để làm chậm hoặc ngăn chặn và khôi phục các hệ sinh thái đã mất dần trong các thế kỷ qua.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:42 31/05/2023

Dự báo giá tôm Việt Nam tiếp tục giảm từ sức ép tôm Ecuador

Doanh số tháng 5/2023 giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái khi sản lượng tôm tiêu thụ sụt giảm sâu. Giá tôm thương phẩm Việt Nam được dự báo còn tiếp tục giảm nhẹ thời gian tới trước sức ép từ tôm Ecuador.

Chế biến tôm
• 16:44 04/06/2023

Tự đưa ra kết luận tôm có chất bảo quản, nhiều thương lái ép giá tôm của nông dân

Sáng 3/6, người nuôi tôm trên địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) thông tin đến Báo Bạc Liêu về vụ việc bị thương lái ép giá vì cho rằng tôm có hàm lượng chất bảo quản vượt mức cho phép.

Tôm thẻ
• 16:44 04/06/2023

5 loại hải sản tốt nhất cho sức khỏe

Những loại hải sản nào đặc biệt tốt cho sức khỏe, các chuyên gia đã có chỉ dẫn sau.

Thủy hải sản
• 16:44 04/06/2023

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 16:44 04/06/2023

4 tình trạng bệnh nên tránh xa hải sản

So với thịt, hải sản có nhiều chất đạm và ít chất béo, ăn có vị thơm ngon mà không bị ngấy. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, hải sản tuy tốt nhưng không phải ai cũng hợp ăn hải sản, do đó cần chú ý nhiều hơn.

Thủy hải sản
• 16:44 04/06/2023