Quảng Ninh: Tăng cường xử lý khai thác thủy sản tận diệt

Thời gian qua, các đơn vị chức năng, các địa phương trong tỉnh đã vào cuộc tích cực, quyết liệt xử lý những hoạt động khai thác thủy sản (KTTS) bằng nghề cấm, phương tiện cấm.

Tăng cường xử lý khai thác thủy sản tận diệt
Để khai thác loại sò điệp này, ngư dân Quảng Yên thường sử dụng cào sắt. (Trong ảnh lực lượng chức năng TX Quảng Yên lai dắt một tàu vi phạm vào bờ để xử lý)

Nhờ vậy đã giảm đáng kể tình trạng KTTS tận diệt, ngày càng góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, nhất là nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển ven bờ. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện trở lại tình trạng KTTS trái phép với biện pháp tinh vi hơn.

Ông Đỗ Đình Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: Qua kiểm tra, bám sát các vùng biển, lực lượng kiểm ngư của đơn vị đã phát hiện tình trạng ngư dân liều lĩnh sử dụng kích điện ngay trong phạm vi vùng Vịnh Hạ Long hoặc sử dụng lồng bát quái đánh bắt thủy sản các vùng ven bờ nhưng không lưu giữ lồng trên tàu mà chỉ vớt lên lấy thủy sản rồi lại đặt lồng lại các vị trí đáy biển. Ngư dân cũng sử dụng cào sắt để cào đáy bắt nhuyễn thể, song khi lực lượng chức năng phát hiện thì sẵn sàng cắt đứt dây bỏ lại cào dưới biển... Chính bởi vậy công tác phát hiện, xử lý, răn đe các trường hợp vi phạm này rất khó khăn.

Thực tế hiện nay, do khí hậu đã chuyển mùa, nhiệt độ trong nước giảm nên các loài thủy sản thường vùi sâu dưới đáy biển, ít vận động và săn mồi. Theo các ngư dân lâu năm, trong trường hợp này kích điện chính là phương pháp hữu hiệu nhất để đánh bắt thủy hải sản. Bởi vậy không ít ngư dân vì cái lợi trước mắt đã bất chấp, sử dụng kích điện công suất lớn để KTTS, trong khi đó, đây là phương pháp khai thác có mức độ tận diệt cao, làm chết tất cả các sinh vật mà dòng điện chạy qua, kể cả trứng, ấu trùng thủy sản hay các loại rong rêu, phù du vốn là thức ăn cho thủy sản.


Lực lượng chức năng xử lý trường hợp ngư dân dùng lồng bát quái để KTTS ngày 6/9.

Đối với phương pháp KTTS bằng giã cào hay lồng bát quái cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng, chủng loại và môi trường sống của các loại thủy sản không kém gì loại hình kích điện, trong đó lồng bát quái chặn đứng đường di chuyển của các sinh vật biển tầng đáy và giã cào phá hủy môi trường tầng đáy.

Từ quý II đến nay, số vụ vi phạm trong KTTS do cơ quan chức năng phát hiện tăng cao hơn rất nhiều so với quý I và thời gian trước đó. Cụ thể, trong quý II đã tăng 1,8 lần về số vụ vi phạm và tăng 2,7 lần về số tiền phạt so với quý I. Riêng tháng 8 vừa qua, toàn tỉnh xử lý 270 vụ vi phạm KTTS (tăng 64%) và xử phạt đạt trên 1 tỷ đồng (tăng 42% so với tháng 7). Điều đáng nói, phần lớn các trường hợp bị xử phạt trên do vi phạm lỗi sử dụng các phương tiện khai thác cấm như lồng bát quái, kích điện và giã cào. Ngay trong 10 ngày đầu tháng 9, các địa phương trong tỉnh đã xử lý gần 40 vụ vi phạm KTTS, trong đó quá nửa là vi phạm do sử dụng kích điện, còn lại là sử dụng cào và lồng bát quái.

Được biết, trước tình hình này Sở NN&PTNT đã có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường phối hợp, rà soát các vùng ven biển để phát hiện, thu giữ phương tiện, dụng cụ KTTS trái phép, đặc biệt là lồng bát quái ngư dân đặt chìm sẵn dưới nước. Bên cạnh đó, các đơn vị chức năng cũng tăng cường công tác bám biển, ra quân xử lý các trường hợp vi phạm.

Riêng TP Hạ Long, ngày 14/9 vừa qua đã chính thức có thông báo bắt đầu từ ngày 1/10/2018 không thực hiện KTTS dưới mọi hình thức (trừ nghề câu, lặn giải trí phục vụ du khách) tại các điểm tổ chức các hoạt động du lịch trên Vịnh Hạ Long, các hang động, bãi tắm, luồng giao thông đường thủy, tuyến du lịch, các khu vực được quy hoạch bảo tồn hệ sinh thái biển.

Chính vì vậy các đơn vị chức năng, các địa phương càng cần phải vào cuộc một cách tích cực, quyết liệt hơn nữa trong việc phòng, chống KTTS có tính tận diệt, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm, vi phạm một cách tinh vi, để qua đó quyết tâm bảo vệ, gìn giữ và phát triển nguồn lợi thủy sản, nguồn tài nguyên biển.

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 21/09/2018
Việt Hoa
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 03:39 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 03:39 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 03:39 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 03:39 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 03:39 23/11/2024
Some text some message..