Quảng Ninh: Thành công từ mô hình rươi - lúa

Được coi là “lộc trời” vì con rươi là đối tượng có giá trị lớn, song lại chỉ có thể khai thác tự nhiên, phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Thế nhưng hiện nay việc nuôi rươi đã chủ động được, điều này mở ra một cơ hội phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thành công từ mô hình rươi - lúa
Ông Vũ Văn Đóa, phường Phương Nam thu hoạch rươi.

Ứng dụng thành công trong việc sản xuất giống và làm chủ quy trình nuôi rươi nhân tạo của Trung tâm quốc gia giống hải sản miền Bắc, từ tháng 4 vừa qua Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh đã thí điểm triển khai mô hình nuôi rươi trên ruộng lúa (gọi là mô hình rươi - lúa hữu cơ) với diện tích 8ha tại phường Phương Nam (TP Uông Bí) và phường Hưng Đạo (TX Đông Triều). Ngoài tận dụng nguồn giống rươi tự nhiên (theo các con nước thủy triều đưa vào ruộng), Trung tâm thả bổ sung 12.000 con giống khỏe mạnh (dạng ấu trùng).

Quá trình nuôi tránh tuyệt đối hóa chất (phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật gốc hóa học...) mà chỉ sử dụng chất hữu cơ. Cụ thể, chăm bón lúa bằng phân gà lẫn trấu đã xử lý vi sinh sau ủ 30 ngày; phòng, trị bệnh lúa bằng các thuốc bảo vệ thực vật gốc sinh học; cho rươi ăn vào thời điểm nước kém bằng thức ăn bột cá và cám gạo...

Từ đặc thù sinh học riêng của con rươi và cây lúa, khi cùng canh tác 2 đối tượng này đã bổ trợ cho nhau, trong đó việc cải tạo đất, chăm sóc và quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa đã tạo ra nơi trú ẩn lý tưởng cùng nguồn thức ăn dồi dào cho con rươi phát triển. Ngược lại, con rươi xử lý các chất thải hữu cơ trong đất, nước để tạo ra phân bón hữu cơ giúp cây lúa khỏe mạnh, chống chọi lại dịch bệnh và đạt năng suất, chất lượng cao.

Kết quả, trong 6 tháng triển khai, cả cây lúa và con rươi đều phát triển rất ổn định, trong đó cây lúa kháng bệnh nổi trội, rươi tăng nhanh về kích thước và mật độ (gấp 3 lần phương pháp nuôi tự nhiên). Sau khi thu hoạch lúa với năng suất trung bình mỗi ha canh tác đạt trên 2,5 tấn thóc, người dân thu hoạch các lứa rươi với sản lượng 350-370kg/ha. Chỉ tính riêng doanh thu từ con rươi (giá thu mua tại ruộng 350.000 đồng/kg) đã đạt 120-150 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 70-80 triệu đồng/ha, cao gấp 2 lần so với mô hình nuôi rươi tự nhiên, cao gấp 3 lần các mô hình canh tác thông thường.


Sau khi vớt lên, rươi được để ráo nước xuất bán cho người thu mua.

Thực tế trong nhiều năm qua, người dân vùng Đông Triều đã triển khai các mô hình nuôi rươi tự nhiên, tận dụng nguồn ấu trùng rươi từ sông vào đồng ruộng qua các con nước thủy triều, đắp bờ tại các bãi bồi ven sông thành các ao, đầm có cống nước ra vào để tạo điều kiện cho rươi sinh trưởng và phát triển. Một số hộ còn kết hợp giữa cấy lúa và nuôi rươi, tuy nhiên năng suất thấp, thường xuyên thất bại khi thời tiết không thuận lợi. Thế nhưng với thành công của mô hình nuôi rươi - lúa hữu cơ, sẽ khắc phục những nhược điểm của cách nuôi rươi tự nhiên nói trên, mở ra hướng triển khai mô hình canh tác rươi - lúa hữu cơ rộng lớn, có tính phát triển ổn định và hiệu quả kinh tế cao.

Theo khảo sát sơ bộ của Sở NN&PTNT, hiện trên địa bàn tỉnh đang có đến trên 460ha đất canh tác ven sông phù hợp với việc nuôi rươi. Ông Nguyễn Khắc Dũng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cho biết: Đến thời điểm này, chúng ta đã làm chủ công nghệ sản xuất giống rươi, quy trình nuôi rươi nhân tạo, chủ động bổ sung giống, thức ăn và quản lý môi trường khu vực nuôi, xử lý tốt những xung đột phát sinh trong quá trình nuôi kết hợp giữa rươi và lúa như khi tăng độ mặn bất thường, khi lấy nước, cày bừa, cải tạo đất, thả rươi, chăm sóc rươi và lúa, phòng, trị dịch bệnh... điều mà với mô hình nuôi rươi tự nhiên trước đây thường bị động, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên.

Việc triển khai mô hình nuôi rươi - lúa hữu cơ nói trên hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ với mục tiêu nuôi trồng thủy sản bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường. Trong đó, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ đa dạng hóa đối tượng nuôi, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa cung cấp sản phẩm rươi có chất lượng cao, đảm bảo VSATTP và tạo sản phẩm gạo hữu cơ; góp phần bảo vệ, phát triển bền vững nguồn lợi rươi đặc hữu của Quảng Ninh. Đồng thời tăng hiệu quả sử dụng đất mặt nước, nâng cao giá trị kinh tế trên một diện tích đầu tư, từ đó thu nhập của người dân được nâng cao, đặc biệt là những người dân ở vùng triều và các vùng nước lợ cửa sông. 

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 14/12/2018
Việt Hoa
Kỹ thuật

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 20:53 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 20:53 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 20:53 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 20:53 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 20:53 28/11/2024
Some text some message..