Quảng Trị: Để phát triển nuôi tôm bền vững

Với nhiều lợi thế để phát triển nuôi tôm, thời gian qua người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã đầu tư phát triển mạnh diện tích nuôi tôm. Con tôm đã giúp nhiều nông dân nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhưng cũng đưa không ít người vướng vào thua lỗ, nợ nần.

Quảng Trị: Để phát triển nuôi tôm bền vững
Thu hoạch tôm thẻ chân trắng ở huyện Triệu Phong

Diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh hiện nay gần 1.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã ven biển thuộc các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh, Gio Linh và thành phố Đông Hà. Trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm khoảng 600 ha, còn lại là tôm sú. Sản lượng tôm hằng năm đạt khoảng 4.400 tấn, trong đó tôm thẻ chân trắng chiếm hơn 3.700 tấn. Đa số nông dân trên địa bàn tỉnh nuôi tôm thẻ chân trắng 2 vụ/năm, nuôi tôm sú 1 vụ/năm. Diễn biến nhiều năm qua ở các địa phương cho thấy, người nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng ít khi thành công, đạt lợi nhuận cao liên tiếp 2 - 3 vụ mà thường là vụ được, vụ mất hoặc hòa vốn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến thực tế số người có thu nhập cao, giàu có một cách bền vững nhờ con tôm không nhiều.

Ở vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn thôn Nam Sơn, xã Trung Giang (huyện Gio Linh) mấy năm trước đây rất nhộn nhịp nhưng nay thì tiêu điều, vắng vẻ do người dân không còn mặn mà với con tôm. Hỏi chuyện nhiều người dân ở đây mới biết, 5 năm trở lại đây không hộ nào nuôi tôm thành công do tôm thường chết hàng loạt khi mới thả nuôi được khoảng một tháng. Nhiều hộ trắng tay, nợ nần nên đành chọn nghề khác làm kế sinh nhai. Cách đó không xa, vùng nuôi tôm sú ở xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thành Vũ Xuân Dương thông tin: “Địa phương có 69 ha nuôi tôm sú, mấy năm trước đây người nuôi tôm còn có được thu nhập nhưng 2 năm nay thì hầu hết nông dân nuôi tôm bị thua lỗ. Như năm nay toàn xã có trên 100 hồ nuôi tôm thì đã có đến 95 hồ tôm chết toàn bộ. Thực tế này đang đặt ra bài toán khó trong phát triển kinh tế - xã hội cho chính quyền địa phương”.

Đây cũng là thực trạng của không ít vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh hiện nay. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Huân cho hay: “Phần lớn các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đều hình thành một cách tự phát và mang tính phong trào. Điều này đã dẫn đến tình trạng người dân đầu tư hệ thống hồ nuôi, cấp thoát nước không tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn. Việc xử lý hồ, nguồn nước trước khi nuôi tôm chưa được thực hiện triệt để dẫn đến không kiểm soát được chất lượng nước, mầm bệnh. Khi triển khai nuôi tôm người dân ít chú trọng đến khâu chọn giống cũng như tuân thủ đầy đủ các khâu kỹ thuật trong quá trình nuôi, đến thời điểm tôm nhiễm bệnh thì nhiều nông dân tự xử lý theo kinh nghiệm nên hiệu quả không cao. Những nguyên nhân này cùng với ảnh hưởng của yếu tố thời tiết diễn biến không thuận lợi đã dẫn đến tình trạng dịch bệnh trên tôm xảy ra thường xuyên. Chỉ tính riêng từ năm 2016 đến nay, dịch bệnh trên tôm nuôi năm nào cũng xảy ra ở hầu hết các vùng nuôi tôm, nhiều hộ nuôi tôm liên tục bị thua lỗ, ảnh hưởng lớn đến sinh kế và thu nhập”.

Đề cập đến các giải pháp để phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững, ông Nguyễn Văn Huân cho rằng, cùng với nguồn lực đầu tư về mọi mặt của chính quyền các cấp, nhất là cơ sở hạ tầng; công tác nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất tôm giống chất lượng cao; tập huấn, phổ biến các biện pháp kỹ thuật nuôi mới, quy trình nuôi tôm thích ứng với từng loại hình sinh thái, xây dựng trình diễn và nhân rộng các mô hình nuôi tôm an toàn; mời gọi các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy, cơ sở chế biến và bao tiêu sản phẩm ở các vùng nuôi tôm thì yếu tố cơ bản là người nuôi tôm phải cần phải tuân thủ định hướng phát triển, quy hoạch nuôi tôm, không nuôi tôm theo kiểu tự phát. Đầu tư đồng bộ, đúng kỹ thuật hệ thống hồ nuôi, cấp nước và xử lý nước thải; lựa chọn tôm giống ở những cơ sở sản xuất có uy tín, thương hiệu và được kiểm dịch chặt chẽ cũng như tuân thủ đầy đủ kỹ thuật nuôi, phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, người nuôi tôm cần tổ chức liên kết, hình thành các tổ, nhóm, hợp tác xã để có sự hỗ trợ nhau trong sản xuất, nhất là trong tổ chức nuôi tôm theo hướng công nghệ cao Biofloc hoặc Semi - Biofloc...

Nhằm tạo “cú hích” mới cho nghề nuôi tôm của địa phương, ngày 11/5/2018, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch phát triển nuôi tôm đến năm 2025. Trong đó xác định lộ trình thực hiện để đến năm 2025 hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật phục vụ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh được đầu tư cơ bản đồng bộ; tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh đạt 1.500 ha, trong đó tôm thẻ chân trắng 1.000 ha, tôm sú 500 ha; hình thành một số vùng sản xuất tôm công nghệ cao, vùng nuôi tôm hữu cơ được áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm dựa trên hình thức tổ chức sản xuất hợp lý để sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 7.400 tấn, tôm sú khoảng 1.400 tấn, giá trị sản xuất ước đạt 774 tỷ đồng. Để thực hiện những mục tiêu này, UBND tỉnh xác định tập trung đổi mới tổ chức và quản lý sản xuất; ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến ngư; thực hiện các chính sách giao, cho thuê sử dụng đất, mặt nước để nuôi tôm; chính sách tín dụng, bảo hiểm; đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm; thu mua và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu sản phẩm tôm Quảng Trị, có chỉ dẫn địa lý, đáp ứng tốt thị hiếu và niềm tin của người tiêu dùng…Đây chính là điều kiện cơ bản để con tôm trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh theo hướng bền vững, an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và doanh nghiệp.

Báo Quảng Trị
Đăng ngày 06/09/2018
Huy Nam
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:26 18/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:26 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 10:26 18/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 10:26 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 10:26 18/12/2024
Some text some message..