Quảng Trị: “Khởi nghiệp” từ mô hình nuôi ếch

Bắt đầu “khởi nghiệp” từ năm 2012 với chưa đầy 500 con ếch giống. Đến nay hàng năm anh Trần Nhật Mỹ xuất bán ra thị trường từ 3 – 4 tấn ếch thịt và gần 10.000 con ếch giống cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Đây xứng đáng là một mô hình rất cần được nhân rộng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Quảng Trị: “Khởi nghiệp” từ mô hình nuôi ếch
Mô hình nuôi ếch trong lồng lưới của anh Mỹ

Theo chân kỹ sư Dương Hồng Phong chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ếch trong lồng lưới của anh Trần Nhật Mỹ ở tại thôn Bảng Sơn, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ. Trước mắt chúng tôi là 2 dãy lồng lưới với hàng ngàn con ếch đủ mọi kích cỡ.

Anh Mỹ kể, anh sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nên luôn ấp ủ khát vọng làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Với quyết tâm làm giàu từ nghề nông, anh đã bỏ thời gian tham quan, học tập kinh nghiệm nhiều mô hình sản xuất trong và ngoài tỉnh. Qua tìm hiểu anh Mỹ thấy mô hình nuôi ếch có chi phí thấp, thời gian nuôi ngắn, hiệu quả kinh tế mang lại tương đối cao, lại rất phù hợp với điều kiện đất đai của mình nên anh quyết định “khởi nghiệp” với mô hình nuôi ếch trong lồng lưới.

Tận dụng địa hình trũng có nhiều mạch nước ngầm anh đã đào ao rộng hơn 1.500m2. Bên dưới anh thả nuôi các loài cá nước ngọt như trắm cỏ, rô phi, diêu hồng… Trên mặt ao anh dùng lưới làm thành các lồng để nuôi ếch. Theo anh Mỹ, mục đích của việc kết hợp giữa nuôi ếch với nuôi cá là để tiết kiệm công vệ sinh cho ếch. Theo đó, thức ăn dư thừa và chất thải của ếch được cá ăn, từ đó môi trường lồng ếch luôn được vệ sinh sạch sẽ.

Ban đầu, do chưa nắm vững kỹ thuật nên anh chỉ thả nuôi thử nghiệm 500 con ếch giống. Sau 3 tháng thả nuôi, đàn ếch phát triển tốt, lớn nhanh, không bị dịch bệnh. Thấy mô hình nuôi ếch đầy triển vọng, ếch thương phẩm trên thị trường có giá tương đối cao nên anh quyết định mở rộng mô hình của mình. Từ 1 lồng nuôi ban đầu, đến nay lúc nào trên ao nuôi của anh cũng có từ 6 – 7 lồng nuôi ếch thương phẩm với khoảng 1.000 con mỗi lồng. Không chỉ nuôi ếch thịt, để chủ động nguồn ếch giống có chất lượng, anh Mỹ còn học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật qua sách báo, tài liệu để cho ếch sinh sản nhân tạo. Đến nay anh đã hoàn toàn làm chủ việc cho ếch sinh sản. Mô hình khép kín này giúp anh vừa có thêm thu nhập, vừa chủ động được nguồn ếch giống tại chỗ.

Theo anh Mỹ, ếch dễ nuôi hơn những con vật khác, có thể nuôi được số lượng nhiều. Mật độ bình quân khoảng 100 con/m2. Tuy nhiên ếch giống thả nuôi phải cùng kích cỡ, không được bỏ con lớn và nhỏ trong cùng một lồng vì ếch sẽ ăn lẫn nhau. Với ếch nuôi lấy thịt từ khi sinh sản đến khi xuất bán mất khoảng 3,5 - 4 tháng. Còn nuôi từ ếch giống thì trong vòng 2,5 - 3 tháng là có thể xuất bán.

Nhờ cần cù, chịu khó, ham học hỏi nên từ vài trăm con ếch giống ban đầu, đến nay trong lồng nuôi của anh lúc nào cũng có từ 5.000 – 6.000 con ếch thương phẩm, 30 – 50 cặp ếch bố mẹ. Hàng năm xuất bán ra thị trường từ 3 – 4 tấn ếch thịt và 6.000 – 10.000 ếch giống, mang lại thu nhập trên 100 triệu đồng.

“Đầu ra cho ếch rất ổn định, thường thì thương lái đưa xe đến tận nhà thu mua với số lượng lớn rồi chở ra các tỉnh miền Bắc tiêu thụ. Ngoài ra các đầu mối thu mua và các nhà hàng ở thành phố Đông Hà cũng thường xuyên lấy hàng nên tôi không phải lo lắng về vấn đề đầu ra”, anh Mỹ cho biết.

Anh Mỹ chia sẻ, ban đầu khi mới bắt tay vào làm mới thấy quả thực nuôi ếch không hề đơn giản. Chú ý nhất đối với ếch là nguồn nước ngọt phải sạch và ấm. Thời tiết ở Quảng Trị khá khắc nghiệt, quá lạnh vào mùa đông trong khi ếch lại thích hợp với khí hậu ấm, do vậy cần phải có biện pháp giữ nhiệt và nâng cao sức đề kháng cho ếch vào mùa đông. Bên cạnh đó, cũng phải chú ý đến một số loại bệnh như: đỏ chân, chướng bụng… để tìm phương án phòng, chữa, tránh để tình trạng bệnh dịch lây lan, chết hàng loạt, gây thiệt hại.

Điểm đặc biệt trong mô hình nuôi ếch của anh Mỹ là cùng với men tiêu hóa thì tỏi là thứ không thể thiếu mỗi khi anh cho ếch ăn. Nhờ vào việc dùng tỏi này anh hầu như không phải sử thuốc kháng sinh cho ếch nữa. Ngoài ra, anh Mỹ còn tiến hành khử trùng cho ếch hàng tuần. Đền đáp những nỗ lực của anh Mỹ, ếch nuôi có sức khỏe rất tốt, không mắc các bệnh về da hay tiêu hóa.

Không chỉ “mát tay” trong việc chăn nuôi, anh Mỹ còn rất nhiệt tình với việc tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp giống cho những hộ có nhu cầu nuôi ếch trong xã và ngoài xã. Bên cạnh đó, anh còn là một đoàn viên thanh niên gương mẫu, rất nhiệt tình tham gia các hoạt động của Đoàn thanh niên. Với những thành công của mình, vừa qua anh đã được Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Trị tuyên dương là một trong những thanh niên làm ăn kinh tế giỏi.

Chia sẻ với chúng tôi về những dự định trong thời gian tới, anh Mỹ dự định sẽ tìm tòi, học hỏi thêm để đầu tư nhà màng bằng ni lông bện ngoài lồng nuôi ếch nhằm giữ nhiệt ếch, giúp ếch sinh trưởng, phát triển tốt trong mùa đông. Đồng thời mở rộng quy mô sản xuất nhằm tạo được thương hiệu, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Có thể nói, với đức tính cần cù, chịu khó làm ăn phát triển kinh tế, anh Mỹ xứng đáng là tấm gương để các đoàn viên thanh niên học tập và làm theo.

TTKNQG
Đăng ngày 20/10/2017
Thục Quyên
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 18:29 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 18:29 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 18:29 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 18:29 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 18:29 19/04/2024