Quảng Trị: Nuôi trồng thủy sản xen canh cho hiệu quả cao và sạch bệnh

Nhằm cải thiện điều kiện nuôi tôm sú, hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản, từ năm 2015, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Quảng Trị đã tập trung nghiên cứu và thử nghiệm các giải pháp nuôi thuận theo tự nhiên và dựa vào đặc tính sinh học của từng loài để xây dựng một quy trình nuôi trồng thủy sản xen canh an toàn và bền vững. Mô hình nuôi xen ghép giữa cá đối mục, tôm sú và cua là một trong những mô hình được đánh giá thành công sẽ được trung tâm nhân rộng trong những vụ nuôi tới.

nuôi xen canh
Thu hoạch cua ở mô hình nuôi xen ghép tôm, cua, cá tại Triệu Phong


(QT) - Nhằm cải thiện điều kiện nuôi tôm sú, hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản, từ năm 2015, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Quảng Trị đã tập trung nghiên cứu và thử nghiệm các giải pháp nuôi thuận theo tự nhiên và dựa vào đặc tính sinh học của từng loài để xây dựng một quy trình nuôi trồng thủy sản xen canh an toàn và bền vững. Mô hình nuôi xen ghép giữa cá đối mục, tôm sú và cua là một trong những mô hình được đánh giá thành công sẽ được trung tâm nhân rộng trong những vụ nuôi tới.

Tiếp tục thành công những mô hình thử nghiệm tại thôn Lưỡng Kim, xã Triệu Phước, Triệu Phong, năm 2016, Trung tâm KNKN tỉnh tiến hành nuôi thử nghiệm tại 4 hộ là ông Hoàng Ngọc Quýnh xã Vĩnh Giang (Vĩnh Linh), ông Lê Văn Lâm ở xã Gio Mai (Gio Linh) và 2 hộ Nguyễn Hữu Tuấn, Nguyễn Văn Mừng ở xã Triệu Phước (Triệu Phong) với tổng diện tích 16.000 m2. Trước khi thực hiện mô hình, trung tâm tổ chức các lớp tập huấn trực tiếp cho nông dân. Tại các lớp tập huấn, nông dân được tìm hiểu đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi trong ao nuôi xen ghép; được hướng dẫn quy trình cải tạo ao nuôi; cách cấp nước, xử lý nước, gây màu nước trước khi thả giống; kỹ thuật chọn và thả giống; kỹ thuật chăm sóc và quản lý thức ăn trong quá trình nuôi; được hướng dẫn một số biện pháp phòng và trị bệnh trên đối tượng nuôi; biện pháp quản lý các yếu tố môi trường trong ao nuôi và nội dung ghi chép, lưu giữ hồ sơ. 

Gia đình anh Nguyễn Hữu Tuấn ở thôn Hà La, xã Triệu Phước, Triệu Phong sau nhiều vụ liên tục nuôi tôm sú bấp bênh, hiệu quả thấp do thường xuyên bị dịch bệnh, năm 2016, anh đăng ký với Trung tâm KNKN tỉnh thực hiện mô hình thí điểm nuôi cá đối mục kết hợp với tôm sú và cua trong cùng một ao. Anh Tuấn được trung tâm hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn công nghiệp. Với diện tích ao nuôi thử nghiệm 8 sào, anh Tuấn thả 2.000 con cá đối, 20.000 con tôm sú và 2.000 con cua. Gia đình anh Tuấn đầu tư thêm phần thức ăn 70% đạt chuẩn của mô hình. Quá trình thả nuôi tương đối thuận lợi, 3 loài con này sống chung với nhau, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển.

Anh Tuấn cho biết: Trong quá trình nuôi, cán bộ kỹ thuật thường xuyên về hướng dẫn tận tình các bước kỹ thuật nuôi. Nhờ đó, các đối tượng nuôi tỷ lệ sống cao, đạt khoảng 80- 90%. Nhìn chung các đối tượng nuôi thích hợp với khí hậu, thời tiết của vùng này và phát triển khá tốt. Trọng lượng sau 3 tháng nuôi, tôm đạt 50- 60 con/kg, cá khoảng 15- 20 con/kg và cua khoảng 6- 8 con/kg.

Mô hình nuôi thủy sản xen canh được thả nuôi ở mật độ thưa, đối tượng nuôi được nghiên cứu thử nghiệm là không cạnh tranh nhau mà mỗi loài ở các tầng nước khác nhau trong ao nên hỗ trợ tốt cho nhau làm sạch môi trường nước. Dịch bệnh của các loài được kiểm soát, không lây chéo cho nhau. Hiệu quả kinh tế đưa lại khá cao như hộ ông Hoàng Ngọc Quýnh ở Vĩnh Giang, Vĩnh Linh đầu tư 59,1 triệu đồng sau 4 tháng nuôi thu được gần 115 triệu đồng, lãi hơn 55 triệu đồng.

Chị Hoàng Thị Thùy Trang, cán bộ kỹ thuật Trạm KNKN huyện Triệu Phong cho biết: Mô hình nuôi kết hợp tôm, cua và cá đối mục trong cùng một ao nuôi bước đầu thích hợp với điều kiện nuôi ở địa phương và mang lại hiệu quả khá. Điều kiện môi trường ao nuôi ổn định, không có biến động khi thời tiết thay đổi. Sau 3 tháng thả nuôi không có dịch bệnh xảy ra, các loài phát triển tốt, tăng trọng nhanh. Qua đó cho thấy mô hình nuôi này là giải pháp thích hợp để triển khai trong các ao nuôi tôm kém hiệu quả trước đây.

Hình thức nuôi kết hợp cá đối mục, tôm sú và cua trong cùng một ao đã đem lại “lợi ích kép” cho nông dân vì vừa mang lại giá trị kinh tế cao, vừa tác động rất tích cực đến môi trường nuôi nói chung. Nông dân thu hoạch nhiều lần và chủ động thu hoạch loại nào khi thị trường bán được giá. Ông Trần Cẩn, Phó Giám đốc Trung tâm KNKN tỉnh cho biết: Mô hình triển khai nhận được sự thuận lợi là các cấp chính quyền địa phương và Trung tâm KNKN tỉnh quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các hộ thực hiện mô hình hưởng ứng tích cực, chịu khó tìm tòi học hỏi và có trách nhiệm trong việc đón nhận đối tượng nuôi mới. Kết quả, mô hình ở các xã đều đạt khá, phù hợp với điều kiện thời tiết và tập quán canh tác của nông dân ở địa phương. Sau thời gian nuôi 4 tháng, cá đối mục đạt 4 con/kg, tôm 40 con/kg, cua 4 con/kg, nông dân thu hoạch dần theo từng lứa và có thu nhập ổn định. Kết quả của mô hình đã duy trì tính ổn định của vùng nuôi, hạn chế những rủi ro vì dịch bệnh do điều kiện tự nhiên, môi trường không thuận lợi, tạo hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thuỷ sản tại những vùng thường xuyên bị dịch bệnh, góp phần giảm bớt khó khăn cho người nuôi tôm.

Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là nông dân chưa chủ động được nguồn giống, giá thành lại cao do phải chi phí thêm phần vận chuyển. Thời tiết trong giai đoạn thực hiện mô hình gặp nắng hạn kéo dài, gây khó khăn trong việc quản lý chăm sóc ao nuôi, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của các đối tượng nuôi. Sự cố ô nhiễm môi trường biển vừa qua cũng gây khó khăn cho việc cấp nước vào ao nuôi. Các hộ thực hiện tuy đã có quá trình nuôi tôm sú và cua từ nhiều năm nay nhưng chủ yếu là thả nuôi quảng canh, ít đầu tư nên khi thực hiện mô hình có cá đối mục là đối tượng mới nên kỹ thuật nuôi còn bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm...

Từ những bước đi đầu tiên này, mô hình nuôi xen ghép giữa cá đối mục, tôm sú và cua đã tạo sự cân bằng sinh thái, hạn chế ô nhiễm trong quá trình nuôi tôm, giảm dịch bệnh, tăng sản lượng thu hoạch, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển nghề nuôi tôm theo hướng ổn định, bền vững.

BÁO QUẢNG TRỊ ĐIỆN TỬ, 04/09/2016
Đăng ngày 05/09/2016
Bài, ảnh: VÕ THÁI HÒA
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 10:32 13/06/2025

Bão giá thức ăn, con giống năm 2025: Lời giải cho bài toán lợi nhuận

Năm 2025 đang đến gần, đặt ra cho ngành tôm Việt Nam một bài toán kinh tế nan giải: làm thế nào để tồn tại và phát triển khi các chi phí đầu vào cốt lõi là thức ăn và con giống được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao? Trong bối cảnh này, quản lý chi phí không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yếu tố sống còn, quyết định sự thành bại của mỗi vụ nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:47 12/06/2025

Nuôi trồng kết hợp đa bậc dinh dưỡng (IMTA): Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối diện với các thách thức nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh thủy sản và áp lực cạnh tranh gia tăng, nhu cầu chuyển đổi sang các mô hình sản xuất bền vững ngày càng trở nên cấp thiết.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:59 12/06/2025

Cà Mau quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử lý nghiêm vi phạm

Ngày 9‑6‑2025, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phát đi chỉ đạo khẩn cấp và toàn diện về tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Động thái này được đưa ra dù thời gian qua, qua nỗ lực của chính quyền và cộng đồng, nguồn lợi thủy sản đã có sự phục hồi rõ rệt, mang lại thu nhập cao hơn cho ngư dân. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cá non, cá bố mẹ khi chưa đến thời gian sinh sản vẫn tiếp diễn, gây lo ngại về tác động lâu dài đến hệ sinh thái cũng như hiệu quả tái tạo nguồn lợi.

• 13:43 10/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 04:17 17/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 04:17 17/06/2025

Sản lượng khai thác thủy sản trong 6 tháng đầu năm ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 7.100 tấn, tăng 8%, trong đó sản lượng tôm đạt 4.700 tấn, tăng 10,3% và đạt 44,8% kế hoạch năm.

Đánh bắt biển
• 04:17 17/06/2025

Giảm tỷ lệ hao hụt khi thả ếch giống

Nghề nuôi ếch dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi không tốn nhiều vốn lại cho thu nhập khá cao, thời gian nuôi ngắn, phù hợp nuôi hình thức nông hộ. Tuy nhiên, để nuôi ếch hiệu quả không chỉ đơn giản là cho ăn hàng ngày mà cần có kỹ thuật phù hợp để hạn chế hao hụt. Tình trạng hao hụt thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức ăn chưa phù hợp, cách chăm sóc chưa đúng,... Việc hiểu rõ về kỹ thuật nuôi và sản xuất giống đúng cách là yếu tố quan trọng giúp vụ nuôi thành công.

Ếch
• 04:17 17/06/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 04:17 17/06/2025
Some text some message..