Quảng Yên: Mong muốn có quy hoạch vùng nuôi nhuyễn thể tập trung

Với khoảng 1.500ha đất bãi triều, mặt nước biển, TX Quảng Yên có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi các đối tượng nhuyễn thể (hàu cửa sông, hà sú…). Tuy nhiên, hiện nay do chồng lấn các quy hoạch nên vùng nuôi nhuyễn thể tập trung chưa quy hoạch được, các hộ nuôi vẫn chủ yếu mang tính tự phát.

Quảng Yên: Mong muốn có quy hoạch vùng nuôi nhuyễn thể tập trung
Ngư dân xã Hoàng Tân (TX Quảng Yên) thu hoạch hàu, hà treo dây. Ảnh: Nguyễn Chiến

Giải quyết tình trạng này, TX Quảng Yên đang xin tỉnh chủ trương quy hoạch tạm thời diện tích bãi triều, mặt nước biển để phát triển vùng nuôi nhuyễn thể tập trung.

Hiện trên địa bàn TX Quảng Yên có gần 500ha nuôi nhuyễn thể (tăng 267ha so với năm 2017). Một số xã, phường có diện tích nuôi nhiều là: Hoàng Tân, Tân An, Liên Hòa, Minh Thành, Liên Vị… Sản lượng hàu, hà của thị xã từ 3.000-5.000 tấn/năm (chiếm gần 1/2 tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của Quảng Yên), giá trị kinh tế hơn 100 tỷ đồng/năm.

Xã Hoàng Tân có diện tích nuôi hàu, hà lớn nhất TX Quảng Yên với trên 300ha. Đây là hướng đi mới tạo ra việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ dân nơi đây. Theo các hộ dân trong xã, nuôi nhuyễn thể tốn ít chi phí về đầu tư hạ tầng sản xuất, không mất chi phí thức ăn, riêng con hà sú không mất chi phí mua con giống, vì vậy giá trị kinh tế mang lại tương đối cao, mỗi hộ có thể thu nhập 100-150 triệu đồng/ha/năm.

Ông Lê Văn Việt, Chủ tịch UBND xã Hoàng Tân, cho biết: Do chưa quy hoạch được vùng nuôi nhuyễn thể tập trung, nên các hộ chủ yếu nuôi tự phát. Trong khi đó nhu cầu nuôi hàu, hà của các hộ ngày càng cao. Xã có danh sách các hộ nuôi, diện tích nuôi, quản lý trên hồ sơ, không thu khoản phí, lệ phí nào. Nếu quản lý không tốt dễ dẫn tới xung đột lợi ích kinh tế, tranh chấp diện tích nuôi; nguy cơ rủi ro về dịch bệnh và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Để nuôi con hàu, hà phát triển bền vững, các hộ dân xã rất mong địa phương sớm quy hoạch được vùng nuôi tạm thời (có thể cho các hộ thuê từng năm một), tiến tới quy hoạch tập trung. Điều này sẽ giúp địa phương quản lý tốt hơn diện tích mặt nước, bãi triều, phát huy tiềm năng thế mạnh phát triển kinh tế; đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi hàu, hà cho các hộ dân, giúp họ ổn định sản xuất, tăng thu nhập…

Theo Quyết định số 209/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh "Về việc ban hành quy chế quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên bãi triều mặt nước biển trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh": Đến năm 2020 Quảng Yên không quy hoạch diện tích bãi triều, mặt nước biển. Thực tế trong quy hoạch chung của TX Quảng Yên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3888/QĐ-UBND (ngày 18/11/2016) và các quy hoạch phân khu, việc bố trí các phân khu phát triển công nghiệp và đô thị đều bao trùm hầu hết các diện tích nuôi trồng thủy sản của thị xã. Tuy nhiên, theo lộ trình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, một số diện tích bãi triều, mặt nước vẫn chưa được nhà đầu tư thu hồi để thực hiện các dự án, do đó rất lãng phí tài nguyên đất đai, mặt nước. Trong khi việc nuôi hàu, hà chỉ phải đầu tư hệ thống giàn bè, không có công trình kiên cố, với chu kỳ nuôi 3-5 năm thì hệ thống bè nuôi sẽ tự hỏng.

nuôi hàu, nuôi hàu Quảng Ninh, vùng nuôi thủy sản, quy hoạch vùng nuôi

Nuôi hàu, hà treo dây khu vực sông Chanh, đoạn chạy qua xã Liên Hòa (TX Quảng Yên).

Trước thực tế đó, vừa qua, TX Quảng Yên đã gửi Công văn số 882/UBND-KT trình UBND tỉnh xin chủ trương cho phép quy hoạch tạm thời bãi triều, mặt nước biển để phát triển vùng nuôi nhuyễn thể tập trung. Theo quan điểm của thị xã, quy hoạch tạm thời phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển chung của địa phương. Nếu được UBND tỉnh đồng ý chủ trương này, thị xã sẽ làm việc với các nhà đầu tư và hộ dân để thống nhất, cam kết khi các dự án thu hồi sẽ bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư. Đồng thời, các hộ nuôi phải tự động tháo dỡ công trình, không bồi thường đối với diện tích nuôi hàu, hà được giao hoặc cho thuê sau thời gian này.

Chủ trương xin quy hoạch tạm thời vùng nuôi nhuyễn thể của Quảng Yên nếu được tỉnh đồng ý chấp thuận sẽ giúp địa phương quản lý tốt diện tích bãi triều, hạn chế tình trạng các hộ nuôi tự phát ồ ạt; sắp xếp hợp lý lại các hộ nuôi vào vùng tập trung để tránh cản trở đến luồng lạch tàu, thuyền ra vào neo đậu trong khu vực tránh, trú bão.

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 10/05/2019
Phạm Tăng
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 17:46 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 17:46 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 17:46 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:46 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 17:46 26/12/2024
Some text some message..