“Quét” 4 tỉnh trọng điểm về chế biến, xuất khẩu tôm

Bộ NN&PTNT vừa ban hành kế hoạch tăng kiểm soát, ngăn chặn việc bơm tôm tạp chất, tiến tới đến năm 2018 chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong kinh doanh tôm.

tôm tạp chất
Bơm tạp chất vào tôm không chỉ gây mất an toàn thực phẩm, còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Theo đó, sẽ tập trung “quét” 4 tỉnh trọng điểm về chế biến, xuất khẩu tôm là Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang. Các địa phương sẽ tổ chức thống kê, ký cam kết cho các cơ sở nuôi, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tôm trên địa bàn không đưa tạp chất vào tôm và sản xuất kinh doanh tôm tạp chất.

Các địa phương sẽ tăng giám sát, cảnh báo sớm dịch bệnh trên tôm nuôi, kịp thời khuyến nghị, hướng dẫn người nuôi phòng trị bệnh hiệu quả, không dùng chất cấm, kháng sinh nguyên liệu, sử dụng thuốc thú y theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách

Cùng đó, các địa phương sẽ thanh tra, kiểm tra đột xuất, phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong nuôi tôm, cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến tôm vi phạm các quy định pháp luật về sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh sản phẩm tôm tạp chất.

Theo kế hoạch, trong năm 2016, sẽ giảm 10% tỷ lệ mẫu tôm nuôi bị phát hiện vi phạm quy định về hóa chất kháng sinh so với năm 2015. Giảm 10% số lô tôm nuôi xuất khẩu vào các thị trường bị cơ quan thẩm quyền Việt Nam và nước nhập khẩu cảnh báo vi phạm quy định về tồn dư hóa chất kháng sinh so năm ngoái.

Đến năm 2017, sẽ giảm tỷ lệ 50% mẫu tôm nuôi bị phát hiện và giảm 50% số lô  xuất khẩu bị cảnh báo hóa chất kháng sinh so với năm 2016. Đến năm 2018, sẽ chấm dứt tình trạng trên.

Bộ NN&PTNT đề nghị Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), tiếp tục duy trì chương trình “Doanh nghiệp nói không với tạp chất”; cung cấp các phản ánh, kiến nghị của khách hàng, nhà nhập khẩu, người tiêu dùng về tồn dư hóa chất, kháng sinh; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, Ban chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trong việc cung cấp thông tin phục vụ thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Báo Tiền Phong, 03/11/2016
Đăng ngày 05/11/2016
Phạm Anh
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 12:10 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 12:10 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 12:10 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 12:10 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 12:10 27/01/2025
Some text some message..