"Cú hích" nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản

Với bờ biển dài 82 km, 5 huyện, thị xã ven biển được hình thành trên địa hình nhiều cửa sông lớn đổ ra biển với 6 cửa lạch, Nghệ An có ngư trường thuận lợi, giàu nguồn lợi thủy sản và phong phú.

Phơi cá làm mắm
Công đoạn phơi cá trong quy trình chế biến cá xuất khẩu tại Công ty TNHH Phương Mai (Nghệ An). Công ty đã xuất khẩu nhiều sản phẩm từ cá sang thị trường Thái Lan, Lào… Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Làm thế nào để phát triển chế biến, tiêu thụ thủy sản trong mối liên kết chuỗi từ nuôi trồng, khai thác, chế biến, và tiêu thụ sản phẩm đang là bài toán cần có lời giải hiện nay của tỉnh Nghệ An.

Phát huy lợi thế địa phương

Với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 50.000 tấn; có 516 ha diện tích nuôi trồng thủy sản mặn, lợ nuôi tôm và ngao; sản lượng nuôi trên 2.500 tấn/năm; sản lượng chế biến thủy sản đạt trên 15.000 tấn/năm và hàng chục cơ sở chế biến, phơi khô, sấy các loại, thị xã Hoàng Mai hiện đứng đầu tỉnh Nghệ An cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.

Làng nghề sản xuất và chế biến nước mắm Phú Lợi, xã Quỳnh Dỵ nổi tiếng với sản phẩm thơm ngon, độ đạm cao.  Cả làng nghề hiện có hơn 300 hộ tham gia sản xuất nước mắm, với phương châm đảm bảo an toàn thực phẩm, quy trình sản xuất sạch từ khâu lựa chọn nguyên liệu tươi ngon đến khâu chế biến đảm bảo chất lượng, không sử dụng chất bảo quản hay phụ gia vào sản phẩm.  

“Ngoài sản xuất nước mắm truyền thống, bà con trong làng nghề còn mở rộng các sản phẩm từ thủy sản như cá khô, cá hấp, sấy, mắm tôm, ruốc. Khó khăn với người làm nước mắm truyền thống Phú Lợi là không có địa điểm trưng bày nên rất khó cạnh tranh với nước mắm công nghiệp cũng như sản phẩm của các làng nghề nước mắm truyền thống. Bên cạnh đó, nước mắm truyền thống rất “kén” khách vì giá cao, vị mắm lại mặn và đậm đà hơn nước mắm công nghiệp nên không phải ai cũng thích dùng”, ông Trần Văn Đang, Phó Ban lãnh đạo làng nghề nước mắm Phú Lợi trăn trở.

Với phương châm “Người Việt tiêu dùng hàng Việt”, nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu những nhà phân phối lớn và người tiêu dùng, Công ty cổ phần Biển Quỳnh hiện cung cấp 10 sản phẩm thủy sản chế biến vào chuỗi siêu thị Big C trên cả nước và hệ thống trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An; trong đó, có sản phẩm chả cá trích đạt tiêu chuẩn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) 4 sao. Trong năm 2020, công ty phấn đấu đưa 9 sản phẩm còn lại đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP; đồng thời, thăng hạng cho sản phẩm chả cá trích lên thành 5 sao.

“Thị xã Hoàng Mai là một trong những điểm đến về du lịch biển của tỉnh Nghệ An, bởi vậy công ty đang hướng đến các sản phẩm hải sản khô có lợi thế đặc trưng của địa phương (mực khô, cá trỏng khô…) đáp ứng thị trường tiêu dùng và khách du lịch làm quà biếu, tặng”, anh Hồ Mạnh Hoàn, Giám đốc Công ty cổ phần Biển Quỳnh cho biết.

Sản phẩm cá thu nướng là một trong nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng của Thị xã Cửa Lò. Hiện nay, toàn Thị xã có hơn 40 hộ chuyên bảo quản và chế biến sản phẩm cá thu nướng với sản lượng khoảng 400 tấn/năm, tạo doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm.  Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm cá thu nướng Cửa Lò được đóng gói, có bao bì thủ công và chưa tạo được nét riêng biệt. Để tăng giá trị sản phẩm và giá trị cạnh tranh trên thị trường, UBND thị xã Cửa Lò đã triển khai dự án “Xây dựng, quản lý nhãn hiệu tập thể cá thu nướng Cửa Lò”.

Với kinh nghiệm sản xuất cá thu nướng lâu năm, ông Trương Như Hùng ở phường Nghi Hải, Thị xã Cửa Lò chia sẻ, thiếu vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến trang thiết bị, công nghệ đang là một khó khăn lớn cho các hộ sản xuất cá thu nướng Cửa Lò. Nhiều hộ chưa đầu tư cơ sở vật chất, cải tiến công cụ, nhà xưởng, khu chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm, chưa chú trọng khâu đóng gói, dán nhãn. Vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ chưa được các hộ sản xuất quan tâm nên thị trường tiêu thụ không ổn định.

Thực tế cho thấy các sản phẩm chế biến ở Nghệ An hiện nay chủ yếu vẫn chế biến thô, làm sản phẩm truyền thống phơi khô, hấp sấy nên giá trị kinh tế chưa cao. Trong khi đó,  các địa phương ven biển là hầu hết chưa có cơ sở chế biến tập trung. Các cơ sở sản xuất chế biến nhỏ lẻ hiện có nhu cầu muốn mở rộng sản xuất, đầu tư lắp đặt dây chuyền công nghệ hiện đại nhưng không có diện tích để đầu tư, mở rộng.

Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ các sản phẩm hải sản chế biến lại không ổn định.    Một số sản phẩm trước đây là phơi khô hấp sấy xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, còn các sản phẩm có giá trị gia tăng vì công nghệ chưa đảm bảo nên chưa thể xuất khẩu sang các nước tiên tiến như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Thời gian qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường lớn là Trung Quốc đóng cửa nên việc xuất khẩu thủy sản của Thị xã Hoàng Mai, Thị xã Cửa Lò cũng rất khó khăn. Thay vì trước đây, Trung Quốc chấp nhận cho thương lái xuất khẩu tiểu ngạch thì nay họ buộc  phải xuất khẩu chính ngạch. Việc này cũng đồng nghĩa sản phẩm thủy sản của người dân phải có đầy đủ hồ sơ thủ tục xuất nhập khẩu, hải quan, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế… Điều này khiến cho sản phẩm của địa phương gặp muôn vàn khó khăn.  

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ khép kín

Tập trung thu hút các nhà đầu tư để có các cơ sở chế biến quy mô lớn, tập trung, hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường; giảm chế biến thô và sơ chế, nâng cao tỷ trọng chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến và thị trường tiêu thụ đang là giải pháp mà các địa phương trong tỉnh Nghệ An hướng đến.

Thị xã Hoàng Mai đang khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Quan tâm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đối với chế biến, Thị xã quan tâm hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm  sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm. Thị xã Hoàng Mai đã hỗ trợ kinh phí xây dựng lại, nâng cấp thương hiệu, chứng nhận sản phẩm nước mắm Quỳnh Dỵ và gắn với công bố truy xuất nguồn gốc.

Bên cạnh đó, từ sản phẩm chả cá trích của Công ty cổ phần Biển Quỳnh đạt sản phẩm OCOP 4 sao, trong năm 2020, Thị xã Hoàng Mai chỉ đạo mở rộng sản phẩm này thêm 10 sản phẩm (chả mực, tôm tít chế biến, mực một nắng, cá thu một nắng, nước mắm Quỳnh Dỵ…) để chứng nhận sản phẩm OCOP.

“Việc cần làm trước mắt là xây dựng thương hiệu hải sản Hoàng Mai, thu hút đầu tư dự án khu chế biến tập trung, ưu tiên các dự án có quy mô lớn, cam kết thực hiện bảo vệ môi trường. Hiện dự án Nhà máy chế biến nông sản, thủy sản Nghi Sơn Food Group tại xã Quỳnh Vinh với tổng vốn đầu tư 65 tỷ đồng đang trong quá trình xúc tiến để đầu tư vào Hoàng Mai. Hy vọng rằng trong thời gian tới, ngành chế biến hải sản ở Hoàng Mai sẽ có bước phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của địa phương”, ông Hoàng Ngọc Thủy – Trưởng phòng Kinh tế, Thị xã Hoàng Mai khẳng định.

Để nâng cao giá trị sản phẩm, các địa phương, doanh nghiệp, hộ sản xuất cần xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ khép kín, đưa sản phẩm vào chuỗi sản xuất và tiêu thụ các đặc sản của địa phương; quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm, quy định về dán tem, nhãn sản phẩm, xây dựng chương trình thông tin quảng bá, hình thành hệ thống giới thiệu sản phẩm.

Tỉnh Nghệ An cũng phấn đấu đến năm 2030 giá trị chế biến xuất khẩu tăng lên 70 triệu USD, phát triển hệ thống kho lạnh thương mại có khoảng 200 kho lạnh, với tổng công suất 40.000 tấn sản phẩm/năm.

Muốn vậy, bản thân các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải ứng dụng các công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, đầu tư đổi mới thiết bị hiện đại để phát triển chế biến theo chiều sâu; nâng cấp các cơ sở chế biến, bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

Đi đôi với đó là phát triển các sản phẩm mới, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu của từng thị trường nhập khẩu, đặc biệt là sản phẩm có giá trị gia tăng, giảm tối đa tỷ trọng hàng sơ chế, hàng có giá trị gia tăng thấp. Bên cạnh đó tăng cường mối liên kết giữa ngư dân với các doanh nghiệp chế biến trong việc tiêu thụ sản phẩm. Các ban ngành cùng với địa phương xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ những thương hiệu sản phẩm độc quyền thủy sản của các làng nghề.

TTXVN
Đăng ngày 27/07/2020
Bích Huệ
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 01:10 23/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 01:10 23/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 01:10 23/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 01:10 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:10 23/01/2025
Some text some message..