"Thất thủ" trước tình trạng bao ví đầm Thị Tường

Cách đây vài năm đã có phương án quy hoạch lại đầm, nhưng phương án này nhiều lần thông qua vẫn chưa được sự đồng ý bởi thiếu yếu tố rất quan trọng, đó là phương án an sinh cho hàng trăm hộ dân xưa nay cuộc sống không thể tách rời đầm.

"Thất thủ" trước tình trạng bao ví đầm Thị Tường
Đã có chỉ đạo quy hoạch lại khu vực đầm Thị Tường, nhưng trong thời gian này nhiều ngôi nhà, căn chòi vẫn được người dân xây cất. Ảnh: PHONG PHÚ

Chiếc vỏ máy đưa chúng tôi đến căn nhà chơi vơi giữa đầm Thị Tường, nơi sinh sống, tá túc của vợ chồng anh Thái Phước Lợi và Trần Thị Thi. Đã quá quen thuộc với nơi đây, cũng như cách mà người dân mưu sinh trên mặt đầm, nên dù có xót xa, chúng tôi không quá ngạc nhiên khi anh Lợi chia sẻ về những khó khăn khi cuộc sống hằng ngày phụ thuộc hoàn toàn vào mặt đầm trong hơn 20 năm qua.

Nhưng điều chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng khi nghe anh Lợi cho biết, toàn bộ diện tích gần 8 ha mặt đầm của gia đình anh quản lý hiện nay là do gia đình bỏ tiền ra nhượng lại. Tò mò tìm hiểu thêm câu chuyện mua bán mặt đầm mà tư xưa đến nay nó thuộc quyền quản lý của Nhà nước thì anh Lợi thản nhiên cho biết thêm: “Có những bãi đã bán, đi nhượng lại qua nhiều người và nhiều thế hệ”.

Rời nhà anh Lợi, chúng tôi tiếp tục đến gia đình anh Trương Văn Khắc, một trong những hộ được xem là hộ gốc ở trên đầm Thị Tường hiện nay. Theo chia sẻ của anh Khắc, phần diện tích mặt đầm của gia đình mà hằng ngày anh đặt lú để kiếm sống cũng được anh mua cách đây hơn chục năm.

Phó chủ tịch UBND xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân Nguyễn Trường Sơn cho biết: “Chuyện cho thuê, mua bán mặt nước để kinh doanh, sinh sống ở đầm tự phát trong dân là có. Tuy nhiên, địa phương chưa có biện pháp ngăn chặn hay cơ chế để xử lý hiệu quả. Đến nay, riêng việc sinh sống gắn chặt với đầm ở xã Phú Mỹ có 60 hộ, đó là chưa kể việc các hộ tự hợp đồng thuê lại của người dân để nuôi sò huyết”.

Trên tuyến kinh Cái Chim, từ huyện Cái Nước về Phú Tân, dọc theo tuyến lộ Vàm Đình cũng thế. Dày đặc những hàng rào bằng lưới mành, cũ có, mới có. “Gần đây có nghe huyện thông báo tháo dỡ rào nuôi sò trên sông. Nhưng thông báo vừa qua thì đâu lại vào đó. Mấy chú thấy đó, rào cũ có, rào mới cũng mọc lên nhiều. Riết rồi những người làm nghề đặt lú như tôi cũng hết đất để cày”, một người dân ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước, nói như than. Ở tuyến này hầu hết rào nuôi sò được thuê với giá 1 triệu đồng/công mặt nước/năm.

Có thể thấy, việc tự phát trong nuôi sò huyết trên sông đang diễn ra khá mạnh mẽ ở Phú Tân, Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời. Chỉ tính riêng trên tuyến sông Bảy Háp, đoạn qua xã Đất Mới, huyện Năm Căn và xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân thì lâu nay tình trạng bao ví bãi nuôi sò huyết đã ngang nhiên lấn ra hơn một nửa sông Bảy Háp, tính từ phía bờ Đất Mới.

Như nấm sau mưa, thấy một người ăn nên làm ra thì ồ ạt nhiều người làm theo. Dần dà, đến nay khu vực vàm sông Bảy Háp gần ngã tư Rạch Chèo trở nên lộn xộn. Những khu lưới mành nối tiếp hàng cây số, kèm theo đó là những căn chòi canh và những bảng quảng bá thương hiệu, rao bán sò huyết giống.

Qua kết quả rà soát của Phòng NN&PTNT huyện Phú Tân vào năm 2016 cho thấy, tổng số hộ nuôi sò huyết trên các tuyến sông, kinh rạch trên địa bàn huyện là 123 hộ (chưa kể đầm Thị Tường). “Kết quả rà soát chắc chắn sẽ cao hơn về số lượng người nuôi và diện tích vùng nuôi”, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phú Tân Trần Quốc Yên khẳng định.

Chỉ vì lợi nhuận

Lợi nhuận luôn được lấy làm yếu tố trung tâm cho mọi bài toán trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc tác động đến môi trường, giao thông… ít được chú ý, có chăng cũng chỉ dừng lại ở các hình thức đối phó. Việc nuôi sò trên sông, đầm hiện nay trên địa bàn tỉnh cũng thế. Thậm chí đã có nhiều trường hợp mất tình nghĩa xóm làng chỉ vì lợi nhuận.

Theo anh Thái Phước Lợi, hầu hết các dãy rào lưới hiện hữu trên đầm Thị Tường là do các hộ dân từ nơi khác đến thuê để nuôi sò huyết. Người dân bản địa ít thực hiện mô hình nuôi vì cần nhiều vốn. Giá thuê mặt nước và mua bán vùng nuôi không nơi nào giống nơi nào. Bởi khu vực đầm là nơi tiếp giáp giữa 3 huyện: Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời. Tuỳ theo điều kiện của bãi, dòng chảy… mà khu vực cho thuê, mua bán có giá chênh lệch khác nhau.

Phong trào nuôi sò huyết trên sông đã lan rộng ở các địa phương Phú Tân, Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi và Cái Nước từ trước năm 2013. Kể từ đó, đã có không ít văn bản chỉ đạo để kiểm soát việc cho thuê, mua bán vùng nuôi sò huyết trên các tuyến sông, rạch, cửa biển… Nhưng do huê lợi từ nuôi sò huyết đã làm xáo trộn sự quản lý của chính quyền địa phương.

Thực tế cho thấy, ngay cả khu vực đầm Thị Tường, huyện Phú Tân vẫn có khu bao ví nuôi sò huyết của công chức là nhân viên đang công tác tại các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh. Và còn nhiều hộ có “khả năng” tài chính khác đang nhộn nhịp kinh doanh, mở rộng hình thức khai thác diện tích mặt nước trên đầm Thị Tường. Trong khi những nông dân mấy mươi năm bám đầm để sống thì từ những “ông chủ” cho thuê đất nay trở thành những người giữ thuê để mong kiếm được thu nhập nuôi sống gia đình.

Trước tình hình tự phát rầm rộ như trên, Phòng NN&PTNT huyện Phú Tân đề xuất UBND huyện xem xét quy hoạch một số khu vực nuôi sò tập trung tại các bãi biển ven bờ ở khu vực Mỹ Bình, Cái Đôi Vàm... và quy định thời gian dèo sò huyết giống khu vực ven biển theo mùa vụ, sau khi thu hoạch xong phải tháo dỡ các dụng cụ rào chắn, tránh gây cản trở.

Bên cạnh đó, đối với tuyến sông, kinh rạch, Phòng NN&PTNT huyện Phú Tân đề nghị UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn không cho phép người dân nuôi sò trong khu vực này. Tuy nhiên, kế hoạch của cơ quan chức năng hiện nay vẫn nằm trên giấy. Việc triển khai vào thực tế như thế nào là một vấn đề khác bởi ảnh hưởng đến lợi ích quá lớn của người dân.

Việc người dân nuôi sò huyết trên sông, đầm phát triển mạnh bởi hình thức nuôi khá đơn giản. Thời gian nuôi sò huyết từ 8 tháng đến 1 năm. Phần lớn bà con sử dụng lưới mành bao xung quanh các bãi đất bồi ven sông và thả sò nuôi. Hiệu quả kinh tế rất cao, chỉ cần 100 m2 ươm sò giống trong vòng 2-3 tháng có thể mang về thu nhập cả trăm triệu đồng.

Tuy vậy, đã qua tình trạng sò nuôi “bỏ vỏ” cao, hao hụt đến 30-40% đã diễn ra. Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 2, việc nuôi nhuyễn thể thiếu kiểm soát, thiếu quy hoạch có thể làm gia tăng các bệnh trên nhuyễn thể và lan truyền sang các loài thuỷ sản khác, trong khi các vùng nuôi như đã nói đều liền kề vùng nuôi tôm ở các địa phương.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 06/04/2018
Phong Phú - Nguyễn Phú
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 15:36 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 15:36 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 15:36 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 15:36 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 15:36 22/11/2024
Some text some message..