Quy định cơ sở sản xuất nhuyễn thể hai mảnh vỏ

Quy chuẩn này quy định những điều kiện đảm bảo vệ sinh ATTP trong sản xuất các loài nhuyễn thể, lớp hai mảnh vỏ thuộc các họ: hàu (Ostreidae), ngao (Veneridae, Mactridae, Tridacnidae và Lucinidae), vẹm (Mytilidae) và sò (Arcidae) có thể ăn nguyên con cả nội tạng dạng sống, tái chín hoặc đã qua chế biến; Áp dụng cho các cơ sở làm sạch và chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ (NTHMV) dùng làm thực phẩm.

Quy định cơ sở sản xuất nhuyễn thể hai mảnh vỏ
Chế biến ngao. Ảnh: TTXVN

Quy định kỹ thuật

Thu hoạch

NTHMV chỉ được phép thu hoạch ở những vùng nước nuôi hoặc có NTHMV phân bố tự nhiên đã được kiểm soát và được phép thu hoạch.

Quy định đối với cơ sở làm sạch NTHMV
Khu vực làm sạch

- Phải được bố trí ở nơi có đường giao thông thuận tiện; có hệ thống cấp điện, nước sạch hay nước biển sạch đáp ứng đủ cho yêu cầu; không bị ô nhiễm, ngập nước.

- Bố trí cách biệt với các khu xử lý khác và được xây dựng chắc chắn, có mái che. Tường và nền không thấm nước, dễ làm vệ sinh; bảo đảm thoát nước tốt.

- Hệ thống cấp nước và bể chứa nước phải được làm bằng vật liệu phù hợp trong điều kiện sử dụng nước mặn, không bị ăn mòn và gỉ sét.

- Bề mặt bể, thùng chứa và dụng cụ chứa đựng, dụng cụ sản xuất tiếp xúc trực tiếp với NTHMV sống phải được làm bằng vật liệu không bị ăn mòn, không bị gỉ sét, dễ làm vệ sinh và khử trùng.

- Phải có phòng thay đồ bảo hộ lao động cho công nhân được thiết kế và bố trí hợp lý và phải đáp ứng các yêu cầu đề ra.

- Khu vực làm sạch NTHMV phải có nhà vệ sinh đảm bảo theoc yêu cầu.

Yêu cầu bảo đảm ATTP

- Khu vực và bể ngâm làm sạch NTHMV phải được thường xuyên giữ gìn sạch và bảo trì tốt. Sau mỗi mẻ ngâm làm sạch, bể ngâm, dụng cụ chứa đựng và khu vực xung quanh phải được làm vệ sinh, cần thiết phải được khử trùng.

- Không dùng khu vực làm sạch NTHMV vào mục đích khác.

- Nước dùng trong ngâm làm sạch NTHMV phải là nước sạch hay nước biển sạch

- Công nhân khi làm việc trong khu vực phải mặc quần áo bảo hộ, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

- Những người không có nhiệm vụ không được vào. Người ngoài, nếu được phép vào khu vực ngâm làm sạch NTHMV phải tuân thủ các quy định.

- Không cho phép các động vật được cư trú hay đi vào khu vực làm sạch NTHMV. Phải có kế hoạch và các biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả chuột, bọ, chim chóc xâm nhập.

- Các hóa chất độc hại dùng để diệt chuột bọ phải được bảo quản trong tủ riêng có khóa. Tuyệt đối không để chúng nhiễm vào NTHMV.

- Các lô NTHMV được đưa vào trong một bể ngâm làm sạch phải cùng loài và được thu hoạch từ cùng một vùng, trong cùng một thời gian.

- NTHMV phải được rửa sạch bùn đất bằng nước sạch hay nước biển sạch trước khi đưa vào bể ngâm. 

- Bể ngâm phải được đánh số thứ tự để nhận biết các lô ngâm làm sạch. Đánh dấu, ghi chép và lưu giữ hồ sơ để có thể truy xuất nguồn gốc lô. 

- Cơ sở làm sạch NTHMV chỉ được phép tiếp nhận và đưa vào sản xuất những lô NTHMV có Giấy chứng nhận xuất xứ. Hoặc Phiếu thu hoạch, sau đó người thu hoạch có trách nhiệm lấy Giấy chứng nhận xuất xứ để cung cấp cho cơ sở làm sạch lưu giữ trong hồ sơ. Giấy chứng nhận xuất xứ phải được viết rõ ràng, không tẩy xóa và lưu giữ không ít hơn 2 năm kể từ ngày được cấp. 

- Cơ sở làm sạch phải lưu giữ hồ sơ bao gồm các tài liệu: Kết quả kiểm tra vi sinh vật của nước cấp cho bể ngâm làm sạch NTHMV; Đối với nhuyễn thể dùng để ăn sống hay ăn tái, cần lưu giữ kết quả kiểm tra vi sinh vật sau khi làm sạch; Thời gian, khối lượng NTHMV ngâm làm sạch và các chứng từ liên quan; Giấy chứng nhận xuất xứ NTHMV (trong trường hợp cơ sở làm sạch nằm cách biệt với cơ sở chế biến); Tên, địa chỉ nơi nhuyễn thể được chuyển đến sau khi làm sạch. Các số liệu ghi chép phải chính xác, dễ đọc, được cập nhật thường xuyên và sẵn sàng cung cấp cho cơ quan kiểm tra khi được yêu cầu.

Bốc dỡ, bảo quản và vận chuyển

- Khi bốc dỡ và vận chuyển, không được làm dập nát và nhiễm bẩn NTHMV, bảo đảm duy trì tốt nhất khả năng sống của chúng.

- Khi vận chuyển NTHMV từ vùng thu hoạch đến cơ sở làm sạch và cơ sở chế biến, phải kèm theo Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc Phiếu thu hoạch do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Phương tiện vận chuyển NTHMV sống cần có mái che.

- Kết cấu thùng xe phải đảm bảo dễ vệ sinh và sao cho nước thoát ra từ NTHMV trong quá trình vận chuyển không làm cho chúng bị tái nhiễm bẩn. 

- Bề mặt bên trong thùng xe, bề mặt dụng cụ chứa đựng, bao bì tiếp xúc trực tiếp với NTHMV sống phải nhẵn, dễ làm vệ sinh và phải được làm từ vật liệu không bị ăn mòn, không bị gỉ sét.

- Phương tiện cần được vệ sinh sạch sẽ trước và sau mỗi chuyến vận chuyển.

- Trong quá trình xử lý, vận chuyển và lưu giữ NTHMV sống, không được để NTHMV bị nóng quá hay lạnh quá, hoặc không được để chúng ở điều kiện nhiệt độ chênh lệch quá nhiều. Khi cần thiết, nên dùng các thiết bị đặc biệt như xe tải thùng kín, thùng cách nhiệt để vận chuyển nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao và thời gian vận chuyển dài hơn bình thường. 

- NTHMV sống, sau khi làm sạch dùng để ăn sống hay ăn tái, ngoài việc tuân thủ các quy định, phải được vận chuyển từ các cơ sở làm sạch/phân phối đến nơi tiêu thụ trong các bao gói đã được đóng kín và ghi nhãn theo quy định.

- NTHMV sống cung cấp cho nhà máy chế biến, hoặc các cơ sở bán buôn khác, được phép vận chuyển không cần bao gói, ghi nhãn, nhưng phải tuân thủ quy định.

- Không bảo quản hoặc vận chuyển NTHMV sống cùng với các sản phẩm khác có thể gây nhiễm bẩn cho NTHMV. 

Quy định đối với cơ sở chế biến

- Cơ sở sơ chế, chế biến NTHMV đông lạnh phải tuân thủ quy định chung đối với cơ sở chế biến thủy sản nêu tại điều 2.1. của QCVN 02 - 01: 2009/BNNPTNT.

- Cơ sở chế biến NTHMV chín đông lạnh phải theo đúng các quy định nêu tại điều 2.4.1 của Quy chuẩn này. Ngoài ra, cơ sở còn phải đáp ứng các quy định nêu tại điều 2.1 (trừ mục 2.1.5.3 và 2.1.5.4) của QCVN 02 - 01: 2009/BNNPTNT.

Bao gói, ghi nhãn

- Không được thực hiện bao gói NTHMV sống trực tiếp trên sàn nhà.

- Khi đưa sản phẩm ra thị trường NTHMV được ăn sống hay tái, trên mỗi bao gói phải dán nhãn được ghi các nội dung sau: Tên, địa chỉ cơ sở bao gói; Tên loài NTHMV (tên thương mại và tên khoa học); Vùng thu hoạch, ngày thu hoạch; Ngày bao gói; Trường hợp sản phẩm xuất khẩu phải ghi dòng chữ “Products of Vietnam”; Dòng chữ: “sản phẩm ăn liền”.

- Khi đưa sản phẩm NTHMV sống không thuộc dạng ăn liền, đông lạnh nguyên con, hoặc đã qua chế biến ra thị trường, ngoài các nội dung như đã nêu trên đây, cần có thêm nội dung sau: Hướng dẫn sử dụng: Cần làm sạch trước khi tiêu thụ, hoặc cần nấu chín trước khi ăn.

- Nhãn chỉ được dùng một lần và được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước. Nhãn phải được ghi rõ ràng, dễ đọc và không được tẩy xóa.

- Ghi nhãn được thực hiện bằng cách: In trực tiếp lên bao bì; hoặc ghim hoặc dán chặt một nhãn được in riêng trên bao bì; hoặc bỏ nhãn vào trong bao đóng gói.

TSVN
Đăng ngày 10/01/2019
Phạm Thu
Doanh nghiệp

Tép Bạc ra mắt máy đo phiên bản mới Farmext Envisor E7

Oxy hòa tan, nhiệt độ, pH - Đo bao nhiêu lần một ngày mới an tâm? Khi các thông số môi trường là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ trong thành công của một vụ nuôi.

Nhá tôm
• 09:00 19/11/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 17:57 18/11/2024

[22-28/10/2024] Tháng 10 vàng - Ngàn ưu đãi

Cần sắm giá hời, ưu đãi tháng 10 liền tới!

Farmext eShop
• 12:01 21/10/2024

VietShrimp 2025: Hướng tới phát triển ngành tôm Việt Nam bền vững

Ngành tôm Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để đối phó với những thách thức về môi trường và theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Đây này sẽ là chủ đề thảo luận chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025.

Vietshrimp 2025
• 15:47 16/10/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 08:31 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 08:31 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 08:31 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 08:31 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:31 20/11/2024
Some text some message..