Quy định kiểm dịch sẽ bớt "làm khó" doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đang tiếp nhận thêm ý kiến đóng góp để hoàn thiện dự thảo thông tư quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản, mẫu hồ sơ... thay thế Thông tư số 06.

che bien ca tra
Chế biến cá tra xuất khẩu.

So với các văn bản đã ban hành trước đây, dự thảo thông tư quy định rõ ràng hơn về phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụng, thay đổi quy trình, thủ tục, thời gian kiểm dịch theo hướng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp (DN) thủy sản. Cục Thú y đã quy định chi tiết về các loại hồ sơ khai báo gồm: Hồ sơ khai báo kiểm dịch thủy sản xuất khẩu; Hồ sơ khai báo kiểm dịch sản phẩm thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm; và Hồ sơ khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm; cũng như việc xác nhận khai báo kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền ngay sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp. Dự thảo thông tư cũng đã mở rộng thêm quy định đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về, sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài thì chủ hàng không phải đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền mà chỉ khai báo với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu....

Theo Phó Tổng thư ký VASEP Nguyễn Hoài Nam, để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tránh kéo dài thời gian đăng ký, khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu, dự thảo Thông tư nên gộp thủ tục đăng ký với thủ tục khai báo đối với trường hợp thủy sản đông lạnh nhập khẩu dùng làm nguyên liệu sản xuất, gia công xuất khẩu.

Vasep cũng cho rằng, dự thảo cần quy định rõ, trường hợp sản phẩm thủy sản nhập khẩu dùng làm nguyên liệu để sản xuất, gia công xuất khẩu, chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với cơ quan thú y vùng nơi làm thủ tục nhập khẩu chứ không phải chỉ quy định chung chung là thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch nhập khẩu tới cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền. Điều này tránh vướng mắc sau khi doanh nghiệp không xác định được đăng ký và khai báo với cơ quan nào.

Công Thương
Đăng ngày 19/12/2012
Duy Minh
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:59 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:59 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 09:59 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 09:59 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:59 27/11/2024
Some text some message..