Quy định mới về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi

Ngày 06/10/2015 bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành thông tư số 31/2015/TT-BNNPTNT về việc quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.

bè cá

Thông tư quy định nội dung, trình tự, thủ tục triển khai Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm (sau đây gọi tắt là “Chương trình giám sát dư lượng”); trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thông tư này áp dụng đối với: các cơ sở nuôi thuỷ sản, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thuỷ sản nuôi (sau đây gọi tắt là cơ sở), các Cơ quan kiểm tra, Cơ quan giám sát và cơ sở kiểm nghiệm tham gia Chương trình giám sát dư lượng.

Chương trình giám sát dư lượng được triển khai theo nguyên tắc như sau:

a) Đối tượng thủy sản nuôi được giám sát là đối tượng có sản lượng thương phẩm lớn, giá trị kinh tế cao và phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển đối tượng thủy sản nuôi của địa phương và cả nước.

b) Vùng nuôi thủy sản được giám sát là khu vực nuôi trồng thủy sản có cùng mức nguy cơ về ô nhiễm, xác định theo địa giới hành chính và phù hợp với quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương và cả nước.

Cơ quan giám sát: là Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (hoặc Cơ quan chuyên môn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định đối với các tỉnh, thành phố chưa thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện Chương trình giám sát dư lượng tại địa phương.

Kinh phí triển khai Chương trình giám sát dư lượng: Kinh phí hoạt động kiểm tra, giám sát của Cơ quan kiểm tra, Cơ quan giám sát thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Việc lập dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Trách nhiệm, quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chỉ định và chỉ đạo Cơ quan giám sát chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình giám sát dư lượng thuộc địa bàn quản lý.

Chỉ đạo việc phổ biến, hướng dẫn cho các cơ sở thuộc phạm vi quản lý thực hiện các qui định về Chương trình giám sát dư lượng.

Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc phối hợp với Cơ quan giám sát địa phương thẩm tra việc thực hiện truy xuất nguồn gốc và kết quả khắc phục của cơ sở có mẫu phát hiện dư lượng vượt giới hạn tối đa cho phép; trong trường hợp cần thiết, tổ chức truy xuất từ cơ sở cung cấp đến các cơ sở sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát hiện vi phạm (nếu có) để thu hồi, xử lý sản phẩm mất an toàn.

Chỉ đạo các Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý chất lượng ATTP thủy sản địa phương xem xét, xử lý các trường hợp kết quả lấy mẫu giám sát tăng cường tiếp tục phát hiện thủy sản nuôi có dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép.

Chỉ đạo các Cơ quan quản lý về chất lượng vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản địa phương xem xét, xử lý các trường hợp phát hiện thức ăn nuôi thủy sản, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y thuỷ sản có hóa chất cấm hoặc vi phạm các quy định về đăng ký lưu hành.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng tại địa phương.

Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động giám sát dư lượng tại địa bàn quản lý.

Trách nhiệm, quyền hạn của Cơ quan giám sát:

Chủ trì xây dựng kế hoạch lấy mẫu giám sát hàng năm, báo cáo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và tổ chức triển khai theo kế hoạch được phê duyệt tại tỉnh, thành phố theo quy định tại Thông tư này.

Phổ biến, hướng dẫn các Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản thực hiện quy định của Thông tư này và các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về dư lượng hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thuỷ sản nuôi.

Cập nhật, thông báo phạm vi và đối tượng thuỷ sản nuôi được giám sát trong Chương trình giám sát dư lượng trên địa bàn hàng năm đến các Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản.

Lưu trữ có hệ thống toàn bộ hồ sơ, dữ liệu có liên quan đến Chương trình giám sát dư lượng; cung cấp hồ sơ, giải trình đầy đủ và chính xác các vấn đề có liên quan đến việc triển khai Chương trình giám sát dư lượng khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản yêu cầu.

Yêu cầu các cơ sở nuôi thủy sản, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thuỷ sản nuôi chấp hành việc lấy mẫu; cung cấp thông tin liên quan; thực hiện các biện pháp khắc phục trong Chương trình giám sát dư lượng.

Phối hợp tổ chức và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ giám sát ATTP do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tổ chức.

Quản lý và sử dụng kinh phí được phân bổ theo kế hoạch hàng năm trong Chương trình giám sát dư lượng hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cung cấp thông tin về mẫu phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép theo đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và thẩm quyền được giao.

Thông báo công khai danh sách các cơ sở có mẫu phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định pháp luật.

Trách nhiệm, quyền của Cơ sở nuôi thủy sản:

1. Chỉ sử dụng các loại thức ăn nuôi thủy sản, thuốc thú y thủy sản, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản có tên trong Danh mục được phép lưu hành. Trường hợp có sử dụng các loại thức ăn nuôi thủy sản, thuốc thú y thủy sản, chất xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản có tên trong Danh mục được phép lưu hành, cơ sở phải ngừng sử dụng trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2. Theo dõi, lưu trữ đầy đủ và cung cấp cho Cơ quan giám sát các thông tin về loài thuỷ sản, hình thức và diện tích, sản lượng nuôi, thời điểm thu hoạch, con giống, thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản đã sử dụng (nếu có) và các thông tin khác liên quan đến quá trình nuôi thủy sản khi được yêu cầu.

3. Xác định nguyên nhân, thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp; chấp hành việc lấy mẫu và các biện pháp giám sát, khắc phục của Cơ quan giám sát khi kết quả kiểm nghiệm mẫu vượt giới hạn tối đa cho phép.

4. Lập, lưu trữ đầy đủ hồ sơ truy xuất nguồn gốc lô sản phẩm thủy sản nuôi được thu hoạch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cung cấp thông tin cho người mua và cơ quan chức năng khi được yêu cầu.

5. Được tham gia các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản do cơ quan chức năng tổ chức.

6. Được cung cấp kết quả kiểm nghiệm của các mẫu lấy tại cơ sở của mình khi có yêu cầu.

7. Lưu phiếu lấy mẫu, kết quả kiểm nghiệm; hồ sơ xác định nguyên nhân; biện pháp khắc phục và các hồ sơ khác có liên quan tại cơ sở Trong thời hạn ít nhất 02 (hai) năm và cung cấp cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu.

Trách nhiệm, quyền của Cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thuỷ sản nuôi:

1. Thường xuyên cập nhật kết quả giám sát dư lượng từ trang tin điện tử của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và các thông báo có liên quan của Cơ quan kiểm tra, Cơ quan giám sát và các cơ quan liên quan.

2. Không thu mua sản phẩm thủy sản nuôi được thu hoạch từ vùng nuôi hoặc cơ sở nuôi đang bị tạm dừng thu hoạch hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ; lập và lưu trữ đầy đủ hồ sơ truy xuất nguồn gốc của từng lô sản phẩm thuỷ sản nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Xác định nguyên nhân, thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp; chấp hành việc lấy mẫu và các biện pháp giám sát, khắc phục của Cơ quan kiểm tra hoặc Cơ quan giám sát khi kết quả kiểm nghiệm mẫu vượt giới hạn tối đa cho phép.

4. Chủ động cung cấp cho Cơ quan kiểm tra hoặc Cơ quan giám sát về kết quả tự kiểm soát dư lượng hóa chất độc hại trong thuỷ sản nuôi của cơ sở và thông tin liên quan đến tình hình nuôi thủy sản tại các cơ sở hoặc khu vực thu mua thủy sản nuôi (nếu có) và khi được yêu cầu.

5. Được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, phổ biến về kiến thức an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản do Cơ quan chức năng tổ chức;

6. Được cung cấp kết quả kiểm nghiệm của các mẫu lấy tại cơ sở của mình khi có yêu cầu.

7. Lưu phiếu lấy mẫu, kết quả kiểm nghiệm và hồ sơ xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục và các hồ sơ khác có liên quan đến hoạt động kiểm soát dư lượng hóa chất độc hại trong thuỷ sản nuôi tại cơ sở Trong thời hạn ít nhất 02 năm.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày  19/11/2015.

Tiền Giang, 25/10/2015
Đăng ngày 26/10/2015
Tấn Quốc (Trích lược Thông tư 31/2015/TT-BNN&PTNT)
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 11:34 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 11:34 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:34 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 11:34 23/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 11:34 23/12/2024
Some text some message..