Quy định quản lí môi trường làm khó DN thủy sản

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam vừa có Công văn gửi cơ quan quản lí Nhà nước kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến thủy sản trong việc thực hiện các quy định về quản lí môi trường.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Mở đầu công văn số 49/2012/CV-VASEP gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) ghi rõ: Năm 2012 là năm cực kì khó khăn đối với doanh nghiệp thủy sản khi vốn bị thắt chặt, hàng loạt chi phí đầu vào đều tiếp tục tăng từ 10-35% so với năm 2011. Nhưng hiện nay nay lại thêm khó khăn trong việc thực hiện các quy định về quản lí môi trường do việc tăng chi phí xử lí nước thải.

VASEP chỉ ra: Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành QCVN 40:2011/BTNMT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp) thay thế QCVN 24:2009/BTNMT, đã có nhiều doanh nghiệp thủy sản gặp khó khăn lớn do QCVN 40:2011/BTNMT đã không xem xét đến thực tế hết sức khách quan và đặc thù của ngành chế biến thủy sản.

Cụ thể các nhà máy chế biến thủy hải sản, sản xuất và kinh doanh cùng một ngành nghề nhưng lại phải áp dụng đến hai quy chuẩn khác nhau.

Nếu nhà máy nằm ngoài các khu công nghiệp (KCN) thì áp dụng theo quy chuẩn QCVN 11:2008/BTNMT, chỉ phải đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Nếu nhà máy nằm trong KCN thì áp dụng theo quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT (nay là QCVN 40:2011/BTNMT) theo yêu cầu của Ban Quản lí KCN.

Trong khi đó, VASEP cho rằng: Ngành chế biến thủy sản được xác định là ngành đặc thù và được áp dụng quy chế đặc thù QCVN 11:2008/BTNMT. Đây chính là sự bất hợp lí, không chỉ làm phát sinh nhiều chi phí trong xử lí nước thải mà còn khiến hầu hết các doanh nghiệp đã tuân thủ quy hoạch của Nhà nước để vào KCN có kiến nghị liên tiếp trong thời gian qua.

Ngoài ra, một số chỉ số quy định trong QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN 11:2008/BTNMT có giá trị quá thấp so với mức quy định của các nước và đặc biệt khó thực hiện đối với ngành chế biến thuỷ sản.

Phí và cách tính phí xử lí nước thải cũng không giống nhau giữa các KCN, mặc dù đặc tính nước thải giống nhau. Hiện tại chưa có mức giá trần hợp lí để tính chi phí xử lí nước thải đối với các KCN, mà mức giá được tính tùy theo quy định của từng tỉnh. Vì vậy, không có sự đồng bộ, thống nhất về mức giá xử lí nước thải ở các KCN, chi phí phải trả của doanh nghiệp có sự chênh lệch giữa các KCN, tạo ra sự cạnh tranh không công bằng giữa các nhà máy chế biến thuỷ sản nằm trong các KCN khác nhau...

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, VASEP đã có kiến nghị đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và chỉ đạo việc sửa đổi một số quy định về xử lí chất thải, nước thải tại QCVN 11:2008/BTNMT; QCVN 40:2011/BTNMT...

Cụ thể: Các nhà máy chế biến thuỷ hải sản nằm trong KCN được phép áp dụng và thực hiện theo quy chuẩn QCVN 11:2008/BTNMT như các nhà máy nằm ngoài KCN khi bản thân nhà máy đã có hệ thổng xử lí nước thải đạt chuẩn theo QCVN 11:2008.

Xem xét nâng mức cho phép một số thông số trong quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT ngang bằng với các nước khu vực, đặc biệt chỉ tiêu Phospho, Amoni và một số chỉ tiêu khác như: Chất rắn lơ lửng (TSS), COD, Tổng Nitơ...

Cho phép các KCN tự quản lí về xử lí chất thải, nước thải vì như vậy sẽ dễ dàng hơn trong khâu quản lí. Việc các nhà máy nằm trong KCN phải tuân thủ theo quy định của từng KCN, quản lí theo từng ngành nghề như vậy sẽ hiệu quả hơn.

Tamnhin.net
Đăng ngày 19/05/2012
Kỹ thuật

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Nuôi vỗ cua gạch thành cua ôm trứng ở Cà Mau

Ngành cua Cà Mau đang từng bước khẳng định vị thế, trở thành đối tượng nuôi chủ lực thứ hai của địa phương, chỉ đứng sau con tôm.

Cua gạch
• 14:17 11/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 17:48 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 17:48 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 17:48 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 17:48 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 17:48 18/04/2024