Theo đó, việc ghi, nộp nhật ký khai thác thuỷ sản được quy định như sau:
Về ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản đối với tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản
Thuyền trưởng tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên hằng ngày phải ghi nhật ký khai thác thủy sản theo Mẫu số 01 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT; nộp nhật ký khai thác thủy sản cho tổ chức quản lý cảng cá trước thời điểm bốc dỡ thủy sản.
Nhật ký khai thác thủy sản được ghi bằng bản giấy có chữ ký của thuyền trưởng hoặc nhật ký điện tử có mã định danh theo từng tàu cá do đơn vị cung cấp thiết bị cài đặt và số thứ tự chuyến biển trong năm tự động cập nhật.
Nhật ký khai thác thủy sản bản điện tử; Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác bản điện tử theo đúng mẫu quy định được sử dụng làm căn cứ để xác nhận, chứng nhận sản phẩm thủy sản khai thác.
Về ghi, nộp nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản đối với tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản
Thuyền trưởng tàu thu mua, chuyển tải thủy sản hằng ngày phải ghi nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản theo Mẫu số 02 Phụ lục VII ban hành kèm theoThông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT; nộp nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản cho tổ chức quản lý cảng cá trước thời điểm bốc dỡ thủy sản.
Nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản được ghi bằng bản giấy có chữ ký của thuyền trưởng hoặc nhật ký điện tử có mã định danh theo từng tàu cá do đơn vị cung cấp thiết bị cài đặt và số thứ tự chuyến biển trong năm tự động cập nhật.
Thời gian vừa qua đa số thuyền trưởng tham gia đánh bắt hải sản xa bờ đều thực hiện đảm bảo. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận thuyền trưởng trong quá trình tham gia khai thác hải sản chưa chấp hành tốt nội dung về quy định ghi chép nhật ký khai thác như ghi không đầy đủ thành phần loài thủy sản trong nhật ký khai thác so với thành phần loài thủy sản khi bốc dỡ thực tế; nhật ký thiếu thông tin; ghi sai lệch vị trí tọa độ trong nhật ký khai thác với vị trí tọa độ trong giám sát hành trình tàu cá; hồi ký lại nhật ký khai thác thủy sản dẫn đến sai lệch các mẽ câu hoặc mẽ lưới. Sản lượng thực tế bốc dỡ qua cảng chênh lệnh trên 20% so với sản lượng khai báo trước khi tàu cập cảng. Những hành vi này đã vi phạm điểm m khoản 1 điều 60 về khai thác bất hợp pháp. Các hành vi này điều phải xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Căn cứ Điều 25 Nghị định 42/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/07/2019 quy định về xử lý vi phạm nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo khai thác thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét theo quy định;
b) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không có, không ghi, không nộp nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét theo quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định, trong trường hợp tái phạm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản, văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Vì vậy, các thuyền trưởng tàu cá cần chú ý và chấp hành tốt về quy định ghi, nộp nhật ký đúng quy định, kiểm tra lại thông tin ghi trong nhật ký như thứ tự các mẽ câu hoặc mẽ lưới, thời gian vị trí tọa độ, thành phần loài thủy sản của từng mẽ câu hoặc mẽ lưới trước khi nộp cho ban quản lý cảng cá trước khi bốc dỡ sản phẩm khai thác thủy sản để tránh vi phạm phải xử lý.