Quy định về giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ

Ngày 08/10/2015 bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành thông tư số 33/2015/TT-BNNPTNT quy định về giám sát về giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Thông tư quy định nội dung, trình tự, thủ tục triển khai Chương trình giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ (sau đây gọi tắt là “Chương trình giám sát”) trên cơ sở đề nghị của địa phương; trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan và tổ chức, cá nhân có liên quan trong Chương trình giám sát.

bãi nghêu

Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở thu hoạch, thu mua, làm sạch, nuôi lưu, sơ chế, chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ, các cơ quan kiểm tra, cơ quan kiểm soát và cơ sở kiểm nghiệm tham gia Chương trình giám sát.

Chương trình giám sát được triển khai ở các vùng thu hoạch đáp ứng các điều kiện sau:

a) Vùng thu hoạch có các tổ chức (tổ, đội, hợp tác xã) hoặc cá nhân bảo đảm hoạt động thu hoạch NT2MV tuân thủ theo quy định tại Thông tư này.

b) Vùng thu hoạch nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng hoặc khai thác nguồn lợi thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và địa phương.

            Cơ quan kiểm soát: Là Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản hoặc cơ quan được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ quản lý chất lượng thực phẩm thủy sản nếu địa phương chưa thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện hoạt động lấy mẫu NT2MV và kiểm soát thu hoạch NT2MV tại địa phương.

Kinh phí triển khai Chương trình giám sát: Kinh phí hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Cơ quan kiểm tra, Cơ quan kiểm soát thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Việc lập dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Trách nhiệm, quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

1. Chỉ đạo Cơ quan kiểm soát chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình giám sát tại các vùng thu hoạch thuộc địa bàn quản lý.

2.  Bảo đảm khả năng thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan kiểm soát về cơ chế, nhân lực, kinh phí, phương tiện, trang thiết bị.

3. Chỉ đạo Cơ quan kiểm soát phổ biến quy định tại Thông tư này và quy định kiểm soát của địa phương tới các cơ sở thu hoạch, làm sạch, nuôi lưu, thu mua, sơ chế, chế biến NT2MV trên địa bàn.

4. Hàng năm, căn cứ vào tình hình biến động nguồn lợi NT2MV thực tế tại địa phương, đề xuất với Cơ quan kiểm tra khảo sát hoặc điều chỉnh quy mô kiểm soát các vùng thu hoạch trong Chương trình giám sát cho năm tiếp theo.

5. Khi có thông báo cảnh báo hoặc thông báo đình chỉ thu hoạch của Cơ quan kiểm tra, chỉ đạo các cơ quan trực thuộc có liên quan phối hợp với Cơ quan kiểm soát để giám sát chặt chẽ không cho thu hoạch NT2MV từ vùng bị đình chỉ cho tới khi nhận được thông báo cho phép thu hoạch trở lại.

Trách nhiệm, quyền hạn của Cơ quan kiểm soát:

            1. Hàng năm, chủ trì tổ chức thu thập thông tin vùng thu hoạch NT2MV trong phạm vi quản lý để xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện lấy mẫu giám sát theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

            2. Chủ trì thống kê các cơ sở thu hoạch, làm sạch, nuôi lưu, thu mua, sơ chế, chế biến NT2MV thuộc phạm vi quản lý của địa phương và thông báo phạm vi, đối tượng NT2MV trong Chương trình giám sát hàng năm trên địa bàn đến các cơ sở.

            3. Chủ trì tổ chức thực hiện công tác lấy mẫu, gửi mẫu cho Cơ sở kiểm nghiệm theo kế hoạch đã được phê duyệt hoặc trong trường hợp cần thiết theo thông báo của Cơ quan kiểm tra.

            4. Thông báo chế độ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch của Cơ quan kiểm tra tới cơ sở thu hoạch, làm sạch, nuôi lưu, thu mua, sơ chế, chế biến NT2MV thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

5. Tổ chức kiểm tra, ngăn chặn việc thu hoạch NT2MV từ vùng bị đình chỉ thu hoạch và việc vận chuyển NT2MV từ vùng chưa được kiểm soát sang vùng đã được kiểm soát.

            6. Tổ chức thẩm tra việc thực hiện chế độ thu hoạch đối với từng vùng thu hoạch nằm trong Chương trình giám sát; cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, Phiếu kiểm soát thu hoạch theo đúng quy định nêu tại khoản 3, 4 Điều 14 Thông tư này.

            7. Khi nhận được thông báo đình chỉ thu hoạch của Cơ quan kiểm tra, phối hợp ngay với các cơ quan chức năng địa phương giám sát chặt chẽ không cho thu hoạch NT2MV từ vùng bị đình chỉ cho tới khi nhận được thông báo cho phép thu hoạch trở lại.

            8. Thống kê và lưu trữ số liệu thu hoạch NT2MV của từng vùng thu hoạch, lưu trữ hồ sơ kiểm soát thu hoạch (Giấy chứng nhận xuất xứ, Phiếu kiểm soát thu hoạch, các thông báo cảnh báo,…).

            9. Phối hợp với Cơ quan kiểm tra tổ chức các lớp tập huấn về kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch NT2MV; hướng dẫn quy định tại Thông tư này cho các cơ sở thu hoạch, thu mua, làm sạch, nuôi lưu, sơ chế, chế biến NT2MV thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

            10. Chế độ báo cáo:

a)      Định kỳ hàng tháng báo cáo Cơ quan kiểm tra kết quả hoạt động kiểm soát thu hoạch của địa phương (theo mẫu tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này);

b)      Định kỳ 6 tháng báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả hoạt động kiểm soát thu hoạch của địa phương;

c)      Trước ngày 25 tháng 12 hàng năm báo cáo về Cơ quan kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình giám sát trong cả năm tại địa phương.

            11. Hướng dẫn, yêu cầu các đối tượng liên quan tuân thủ chế độ lấy mẫu trong Chương trình giám sát.

            12. Kiểm tra, giám sát định kỳ điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm của cơ sở làm sạch, cơ sở nuôi lưu NT2MV theo phân công, phân cấp.

            13. Truyền thông, cung cấp thông tin về các trường hợp phát hiện mẫu giám sát vi phạm cho các cơ quan truyền thông theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thẩm quyền được giao.

            14. Được thu các khoản phí kiểm soát thu hoạch, lệ phí cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

Trách nhiệm, quyền của Cơ sở thu hoạch NT2MV:

1. Chấp hành việc đăng ký thu hoạch, lấy mẫu, kiểm soát thu hoạch và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc Phiếu kiểm soát thu hoạch theo quy định tại Thông tư này.

2. Được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn liên quan đến Chương trình giám sát do Cơ quan kiểm tra, Cơ quan kiểm soát và các đơn vị liên quan tổ chức.

3. Xây dựng thủ tục truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm theo đúng quy định tại Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/1/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thuỷ sản và các quy định khác có liên quan; lưu trữ đầy đủ hồ sơ truy xuất, sản xuất và kiểm soát an toàn thực phẩm tại cơ sở.

4. Nộp phí kiểm soát thu hoạch, lệ phí cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho Cơ quan kiểm soát theo quy định hiện hành.
Trách nhiện, quyền của Cơ sở làm sạch, cơ sở nuôi lưu NT2MV:

1. Chấp hành đúng chế độ xử lý NT2MV sau thu hoạch theo quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Cơ quan kiểm tra.

2. Chỉ đưa NT2MV được làm sạch ra thị trường tiêu thụ trực tiếp dạng tươi sống sau khi được Cơ quan kiểm soát cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc Phiếu kiểm soát thu hoạch.

3. Duy trì điều kiện an toàn thực phẩm trong quá trình làm sạch, nuôi lưu và lưu trữ  đầy đủ hồ sơ liên quan.

4. Được tham gia tập huấn liên quan đến Chương trình giám sát do Cơ quan kiểm tra, Cơ quan kiểm soát và các đơn vị liên quan tổ chức.

5. Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Thông tư này.

Trách nhiệm, quyền của Cơ sở thu mua NT2MV:

            1. Được tham gia các khóa tập huấn liên quan đến Chương trình giám sát do Cơ quan kiểm tra, Cơ quan kiểm soát và các đơn vị liên quan tổ chức.

            2. Được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc Phiếu kiểm soát thu hoạch cho từng lô nguyên liệu NT2MV.

            3. Chấp hành đúng các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong thu mua, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu NT2MV theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

            4. Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Thông tư này.

Trách nhiệm, quyền của Cơ sở sơ chế, chế biến NT2MV:

1. Không sử dụng NT2MV không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc NT2MV được thu hoạch từ vùng bị đình chỉ thu hoạch làm nguyên liệu sơ chế, chế biến. Chỉ đưa vào sơ chế, chế biến các lô nguyên liệu bảo đảm an toàn thực phẩm và áp dụng các chế độ xử lý sau thu hoạch theo đúng thông báo của Cơ quan kiểm tra.

2. Chấp hành đúng các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến thuỷ sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lưu trữ đầy đủ hồ sơ liên quan.

3. Được tham gia các khóa tập huấn liên quan đến Chương trình giám sát do Cơ quan kiểm tra, Cơ quan kiểm soát và các đơn vị liên quan tổ chức.

4. Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2015. Tấn Quốc (Trích lược Thông tư 33/2015/TT-BNNPTNT) 

Tiền Giang, 25/10/2015
Đăng ngày 26/10/2015
Tấn Quốc
Nuôi trồng

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 09:41 24/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:05 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 10:05 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 10:05 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 10:05 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:05 28/01/2025
Some text some message..