Quy hoạch sắp xếp vùng nuôi cá lồng, bè trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp có hệ thống sông rạch chằng chịt, rất thuận lợi cho việc nuôi thủy sản. Trong năm 2012, toàn tỉnh có 2.364 lồng, bè nuôi cá trên các tuyến sông của tỉnh, sản lượng khoảng 15.000 tấn/năm gồm các loại cá điêu hồng, cá he, cá hú, cá tra, ba sa, cá lóc, cá bông... tập trung nhiều nhất ở các huyện: Hồng Ngự, Tháp Mười, Tam Nông, Cao Lãnh... Tuy nhiên, trong những năm qua, việc nuôi cá lồng, bè trên sông mang tính tự phát gây ảnh hưởng đến giao thông đường thủy nội địa, dễ phát sinh dịch bệnh và làm ô nhiễm môi trường nước.

Vùng nuôi cá điêu hồng ở xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh
Vùng nuôi cá điêu hồng ở xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh

Để sắp xếp, bố trí lại các vùng nuôi cá lồng, bè tập trung ở các tuyến sông trên địa bàn tỉnh vào các vùng quy hoạch, nhằm đảm bảo an toàn về giao thông đường thủy nội địa; giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường; hạn chế dịch bệnh; tăng cao hiệu quả nghề nuôi, UBND tỉnh vừa phê duyệt dự án quy hoạch sắp xếp lại vùng nuôi cá lồng, bè tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.

Các vùng quy hoạch nuôi cá lồng, bè phải bảo đảm các tiêu chí như: không gây ảnh hưởng đến luồng giao thông đường thủy, bến thủy nội địa, đò ngang và cách xa các cửa sông chính tối thiểu 200m; không bố trí bè trên các tuyến sông biên giới do liên quan đến an ninh quốc phòng; cách xa các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư tập trung, khu vực chợ, các bến thủy nội địa, khu vực bờ kè, các vực sâu và các tuyến sông có khu vực bờ bị bồi lắng hoặc hoặc bị sạt lở mạnh.

Không quy hoạch vùng nuôi ở nơi lấy nguồn nước mặt để cấp cho sinh hoạt dân cư, hoặc những vùng ven sông đã quy hoạch nuôi cá tra xuất khẩu để tránh việc nhiễm chéo gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm giữa các nhóm thủy sản. Quy hoạch nơi có dòng nước sạch và đảm bảo dòng chảy tốt, có khả năng tự làm sạch cao nhằm hạn chế dịch bệnh.

Theo dự án, có 23 vùng nuôi cá lồng, bè được quy hoạch trên các tuyến sông của tỉnh với tổng chiều dài các vùng hơn 75km. Chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 2013 - 2015 bố trí 3.055 lồng, bè nuôi cá. Giai đoạn 2016 - 2020 bố trí 3.600 lồng, bè.

Để thực hiện dự án đạt hiệu quả cao, các ngành chức năng đề ra các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi theo hướng dẫn của ngành chuyên môn; thường xuyên quan trắc môi trường nước, thu thập đầy đủ thông tin về chất lượng nước, kịp thời có các khuyến cáo giúp người nuôi thực hiện tốt việc sản xuất và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, các vùng quy hoạch phải được sự quản lý của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương. Các lồng, bè có thể tích từ 20m3 trở lên phải sắp xếp bố trí vào vùng quy hoạch. Các lồng, bè nhỏ hơn 20m3 nuôi theo mùa vụ không bắt buộc phải di dời vào vùng quy hoạch. Nhà nước có chính sách hỗ trợ người nuôi di dời lồng, bè vào vùng quy hoạch, đồng thời từng bước giải tỏa lồng, bè ngoài vùng quy hoạch. Người nuôi phải được cơ quan quản lý chuyên ngành là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận đăng ký. Các ngành chức năng và chính quyền địa phương truyên truyền, vận động các hộ nuôi chấp hành các quy định về an toàn giao thông đường thủy nội địa.

Để thực hiện dự án, vốn ngân sách đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật gồm điện, hệ thống biển báo xác định vùng quy hoạch, biển báo chướng ngại vật và kinh phí hỗ trợ di dời lồng, bè vào vùng quy hoạch hơn 13 tỷ đồng.

http://baodongthap.com.vn
Đăng ngày 14/01/2013
AQ
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 20:34 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:34 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 20:34 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:34 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 20:34 05/11/2024
Some text some message..