Quý I/2016: Xuất khẩu tôm khởi sắc

Sau một năm XK ảm đạm, XK tôm Việt Nam bước sang quý I/2016 đã khởi sắc với giá trị XK đạt 619,2 triệu USD; tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2015. XK trong từng tháng của quý I đều tăng trưởng dương so với các tháng cùng kỳ năm 2015.

tôm sú

Giá tôm thế giới có xu hướng nhích lên do thị trường tiền tệ bớt biến động (yên tăng giá; USD, EUR và đồng tiền của các nguồn cung cạnh tranh với Việt Nam ổn định hơn). Giá tôm nguyên liệu trong nước cũng đã cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu từ các thị trường chính tăng hơn nhờ cung-cầu tại các thị trường này ổn định hơn cùng với lượng tồn kho giảm. Các DN XK tôm Việt Nam vẫn được hưởng lợi từ thuế chống bán phá giá giảm trong POR9. Nguồn cung nguyên liệu từ các nước sản xuất chính như Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador giảm do dịch bệnh và thời tiết xấu cũng là lợi thế cho các nhà sản xuất và XK tôm Việt Nam.

Trong quý đầu năm 2016, diện tích và sản lượng tôm chân trắng giảm kéo theo tỷ trọng XK tôm chân trắng giảm trong tổng cơ cấu XK tôm Việt Nam. Tỷ trọng tôm biển cũng giảm trong khi tỷ trọng tôm sú tăng. Nhu cầu tôm sú từ các thị trường thế giới đã tốt hơn nhờ có giá cạnh tranh hơn.

Tôm chân trắng chiếm tỷ trọng cao nhất với 57,2% (từ 59,2% của QI/2015), tôm sú đứng thứ hai với 34,5% (từ 31% trong QI/2015) và tôm biển xếp thứ ba với 8,3% (từ 9,7% của cùng kỳ năm ngoái). Đối với các sản phẩm tôm chân trắng XK, tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh (mã HS03) là sản phẩm được XK nhiều nhất với trên 190 triệu USD; chiếm 30,7% tổng XK tôm. Tôm sú sống/tươi/đông lạnh (mã HS03) đứng thứ hai với doanh số trên 180 triệu USD; chiếm 29%.

Trong 3 tháng đầu năm nay, XK các sản phẩm tôm chân trắng tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, XK các sản phẩm tôm sú tăng 19,9% trong khi XK các sản phẩm tôm biển khác giảm 7,6%. Đối với từng sản phẩm cụ thể chia theo mã HS, XK tôm sú chế biến khác (mã HS 16) tăng mạnh nhất 36,1%, tiếp đó tôm loại khác khô (mã HS 03) tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2015. XK tôm loại khác chế biến đóng hộp (mã HS 16) giảm mạnh nhất 76,9%, tuy nhiên giá trị không nhiều chỉ với 581 nghìn USD.

Quý I/2016, tôm Việt Nam được XK sang 64 thị trường, giảm so với 67 thị trường của cùng kỳ năm ngoái.

Top 10 thị trường chính gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, ASEAN, Đài Loan và Thụy Sỹ, chiếm trên 94% tổng giá trị XK tôm. XK tôm sang khối các thị trường chính đồng loạt tăng so với cùng kỳ năm ngoái trong đó XK sang Mỹ tăng mạnh nhất 30,6%; tiếp đó Trung Quốc tăng 24,3%, EU tăng 2,9% và Nhật Bản tăng nhẹ 0,7%. XK sang các thị trường có doanh số thấp hơn đều giảm: Hàn Quốc (-8%), Canada (-13,5%), Australia (-5,1%), ASEAN (-9,7%), Đài Loan (-29,9%), Thụy Sỹ (-18,5%)…

Trong số các thị trường đơn lẻ, XK sang Anh và Bỉ ghi nhận mức tăng trưởng tốt lần lượt là 49,4% và 47,1%. Đáng chú ý là thị trường Anh - thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam trong khối EU - nhu cầu vẫn cao đối với tôm nước ấm do nguồn cung tôm nước lạnh trên thị trường này giảm trong khi giá lại cao.

Trong quý I/2016, Mỹ vẫn là thị trường NK tôm số 1 của Việt Nam với tỷ trọng giá trị XK sang thị trường này trong cơ cấu thị trường NK tôm của Việt Nam tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2015. EU đứng ở vị trí thứ hai với tỷ trọng giảm 0,9%. Nhật Bản đứng thứ ba với tỷ trọng giảm 1,2%.

Tỷ trọng XK tôm sang Trung Quốc tăng 2,1%. Đây được coi là thị trường châu Á tiềm năng được các DN chú ý và đẩy mạnh XK trong năm nay. Tỷ trọng XK sang Hàn Quốc giảm 1,3%.

Giá tôm XK tăng khoảng 4-5%. Tồn kho giảm khiến nhu cầu NK tôm từ các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản nhích lên. Bên cạnh đó; giá USD, EUR ổn định khuyến khích các nhà NK tại các thị trường này NK nhiều hơn. Đồng yên mạnh hơn khiến giá tôm NK vào thị trường này giảm, thúc đẩy lực mua tôm của các nhà NK. XK sang Trung Quốc tăng được coi là sự chuyển hướng của các DN XK tôm trong bối cảnh XK sang các thị trường truyền thống gặp khó khăn. Trong khi nhu cầu NK tôm để chế biến và XK của Trung Quốc tăng do Chính phủ nước này khuyến khích NK tôm nguyên liệu để bù đắp sản lượng tôm trong nước đang sụt giảm.

Trong quý QII/2016, XK sang Nga và Trung Quốc dự kiến tăng do được đánh giá là một trong những thị trường trọng điểm trong thời gian tới. XK sang Mỹ và EU dự kiến tăng do tồn kho giảm, cung -  cầu và giá tôm đã ổn định trở lại.

Dự báo, quý II/2016, giá trị XK tôm đạt 788 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo XK tôm cả năm 2016 sẽ đạt 3,3 tỷ USD, tăng 12% so với 2015.

Vasep, 04/05/2016
Đăng ngày 05/05/2016
Kim Thu
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 08:10 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 08:10 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 08:10 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 08:10 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 08:10 28/11/2024
Some text some message..