Quy trình nhân giống cá Hồi

Cá Hồi: (Salmo; Oncorhynchus), nhóm cá xương ở biển ôn đới và cận nhiệt đới, sinh sản ở nước ngọt. Thân hình thoi, dẹt bên, mõm dài. Chiều dài thân có thể đến 2 m. Thịt màu hồng, ngon, rất được ưa chuộng. Gồm nhiều loài: CH vồng (Salmo irideus) sống ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và các vùng nước ngọt; CH màu hồng (Oncorhynchus gorbuscha); CH Nhật Bản (O. mason).

Ương cá hồi giống trong bể xi măng

1. Xây dựng đàn cá bố mẹ

Cá hồi không tự sinh sản được trong điều kiện nuôi nhốt mà phải xây dựng đàn cá bố mẹ rồi cho đẻ nhân tạo. Muốn có cá giống tốt thì khâu đầu tiên phải có được đàn cá bố mẹ đảm bảo chất lượng. Về mặt lý thuyết cá hồi 2 tuổi là có thể thành thục hoàn toàn và cho đẻ. Nhưng trong thực tế người ta sử dụng cá bố mẹ có độ tuổi lớn hơn. Số lượng cá bố mẹ đưa vào nuôi được tính toán theo nhu cầu của sản xuất đòi hỏi, sức sinh sản trung bình của cá bố mẹ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của cá con khi ương.

Cá bố mẹ được chọn từ những cá thể sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, thông thường chọn cá 2 tuổi trở lên. Hiện nay ta sử dụng cá chuyển giới tính làm cá bố mẹ, tức là dùng cá toàn cái chuyển giới tính để sản xuất ra thế hệ cá con toàn cái. Cá con toàn cái sinh trưởng nhanh hơn cá bình thường. Cá đực phenotype được tạo ra từ giai đoạn cá bột bằng cách cho ăn thức ăn trộn hormone sinh dục đực 17-methyl testosterone. Khi nuôi cá bố mẹ người ta phải nuôi riêng cá đực và cá cái.

Nuôi cá bố mẹ được tiến hành nuôi trong ao đất có nước chảy, mương bê tông hoặc trong hệ thống nuôi nước tuần hoàn như đối với nuôi cá thịt. Cấu tạo hệ thống ao hoặc bể nuôi cá bố mẹ hoàn toàn giống như nuôi cá thịt. Sự khác nhau của công đoạn này chủ yếu là khống chế nhiệt độ nuôi thích hợp và cho ăn thức ăn dành riêng cho cá bố mẹ. Tuy nhiên, nhiều cơ sở nuôi không hoàn toàn chú ý tới vấn đề thức ăn vì cá hồi bố mẹ khi đến tuổi và được nuôi dưỡng trong điều kiện nhiệt độ và chế độ ôxy thích hợp rất dễ đạt đến thành thục.

Thời vụ cá hồi đẻ hàng năm diễn ra vào tháng năm đến tháng 7. Thời điểm cá thành thục phụ thuộc vào nhiệt độ và độ chiếu sáng trong quá trình nuôi. Cho cá đẻ bằng cách vuốt trứng và thụ tinh khô. Trứng cá ấp ở nhiệt độ 5 – 10 oC sau 6 – 9 tuần thì nở. Trong sản xuất, sức sinh sản tương đối của cá hồi cái là 1000 trứng/kg. Tỷ lệ nở đạt 80%. Tính chung tỷ lệ sống từ trứng cho đến khi thu hoạch là 60 – 80%. Chú ý là có đến 50% cơ sở nuôi cá hồi ở châu Âu, Mỹ, Úc không nuôi cá bố mẹ mà đi mua cá giống (cỡ khoảng 5g) về nuôi.

2. Cho đẻ thụ tinh nhân tạo và ấp trứng

Kỹ thuật cho đẻ nhân tạo đã được phổ biến rộng rãi. Đối với cá hồi người ta áp dụng phương pháp thụ tinh khô. Trứng từ cá mẹ được dùng tay vuốt ra hoặc dốc xuôi cho tự chảy. Khi vuốt trứng đôi khi cần sử dụng thuốc mê. Một phương pháp khác để thu trứng là sử dụng không khí nén. Người ta cắm kim tiêm (10mm) vào xoang bụng cá ở chỗ vây bụng rồi bơm không khí dưới áp suất 2 atm vào. Sau khi lấy trứng xong vuốt nhẹ phần bụng đẩy không khí ra ngoài. Trứng được thu vào chậu, giữ khô để chờ thụ tinh.

Thu tinh cá đực cũng sử dụng phương pháp vuốt trực tiếp bằng tay vào chậu khô hay hút vào ống nghiệm qua ống nhựa cắm vào hậu môn cá. Người ta thường sử dụng sẹ của 2 – 3 cá đực để thụ tinh cho 1 cá cái để giảm thiểu hiệu ứng giao phối cận huyết. Sau khi thụ tinh người ta cho nước vào để kích hoạt tinh trùng. Khi tiếp xúc với nước kích thước trứng tăng lên khoảng 20%, màng bao trứng trở nên chắc hơn. Trứng có thể được vận chuyển sau khi thụ tinh được 20 phút cho đến khi xuất hiện điểm mắt (khoảng 48 giờ). Trong quá trình vận chuyển hoặc ấp nên tránh ánh sáng trực tiếp có thể làm cho phôi bị chết.

Kỹ thuật nuôi hiện nay đều đã sử dụng rộng rãi cá hồi chuyển giới tính toàn cái hoặc cá tam bội. Cá tam bội được tạo ra nhờ biện pháp sốc nhiệt hoặc sốc áp lực. Còn cá đơn tính được sản xuất bằng cách cho giao phối giữa trứng cá cái thông thường (nhiễm sắc thể XX) với tinh của con đực chuyển giới tính hoặc con đực tam bội (nhiễm sắc thể XXX). Ưu điểm của kỹ thuật này là chỉ có con đực chuyển giới tính phải cho ăn hormone và được nuôi riêng còn thế hệ con của nó cho đến khi thành cá thương phẩm hoàn toàn không phải xử lý hormone [1].

Trứng cá sau khi thụ tinh được đưa vào ấp. Thiết bị ấp có nhiều kiểu khác nhau nhưng ấp trứng bằng khay kiểu Caliphonia là thông dụng hơn cả Khay làm bằng nhựa hay kim loại rộng 30 – 40cm sâu 20cm, đáy phẳng bằng lưới. Khay được đặt trong máng dài 14 – 15 m, cách đáy máng 5cm. Giữa các khay có vách ngăn để bắt dòng nước phải chảy qua trứng ở phía sau. Khay ấp kiểu Caliphonia có thể xếp chồng lên nhau trong trường hợp diện tích trại hẹp nhưng cần ấp một lượng trứng lớn. Nước trong trường hợp này cho chảy từ trên xuống. Nước được bổ sung thêm ôxy khi nó đi qua không gian bên trên mỗi khay trứng. Trong cả 2 tường hợp nước chảy ngang và chảy đứng thì mỗi khay không nên xếp quá 2 lớp trứng. Lưu lượng nước chảy qua khay khoảng 4 – 5 lit/phút.

Ấp trứng kiểu nước chảy ngược từ dưới lên như bình vây trong ấp trứng cá ăn thực vật. Bình ấp có thể làm bằng thuỷ tinh hoặc bằng nhựa (hình 4.4). Lưu lượng nước được khống chế làm sao cho khi nước chảy qua thì thể tích trứng chiếm chỗ trong bình tăng lên gấp đôi.

Cá con sau khi nở còn túi noãn hoàng, 10 – 14 ngày sau mới bắt đầu ngoi lên khỏi đáy bể. Thời gian ấp dài hay ngắn phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ nước khi ấp. Ở nhiệt độ 3,9oC cần 100 ngày, còn ở nhiệt độ 14,4oC cần 21 ngày (tức là khoảng 370 độ*ngày). Ở tất cả các thiết bị ấp nêu trên thì trứng hỏng được tự động loại bỏ trong quá trình ấp từ đó hạn chế nấm phát triển. Trong trường hợp bị nấm cần được xử lý bằng formalin với nồng độ 1/600 trong 15 phút mỗi ngày 1 lần. Khi xuất hiện điểm mắt nên loại bỏ bớt trứng phát triển không bình thường, phôi yếu.
Thông thường tỷ lệ nở đạt khoảng 95%. Quá trình nở kéo dài khoảng 2 – 3 ngày. Thời gian này phải tập trung loại trừ vỏ trứng, trứng hỏng, cá dị hình. Trường hợp trứng ấp trong bình đến khi nở phải chuyển ra máng để nuôi. Nếu ấp bằng khay thì nhấc bỏ khay đi để cá ở lại trong máng. Giữ nước trong máng sâu khoảng 8 – 10 cm, giảm bớt lưu lượng nước cho đến khi cá bơi lên được và tìm kiếm thức ăn.

http://www.visinhvietnam.com/
Đăng ngày 06/05/2014
Vi Sinh Việt Nam
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tôm càng giống toàn đực: Lợi hay hại

Trong những năm gần đây, việc nuôi tôm càng xanh toàn đực đang trở thành xu hướng được nhiều hộ nuôi trồng thủy sản quan tâm. Tuy nhiên, việc sử dụng tôm càng giống toàn đực liệu có thực sự mang lại lợi ích như mong đợi hay tiềm ẩn những rủi ro cần cân nhắc?

Tôm càng đực
• 09:53 24/03/2025

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:30 21/03/2025

Áp dụng quy trình nuôi VIETGAP: Lợi ích thiết thực cho người dân

VIETGAP là quy trình thực hành nông nghiệp tốt do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động. Quy trình này áp dụng cho nhiều lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có nuôi trồng. Mục tiêu chính của VIETGAP là giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và mang lại lợi ích bền vững cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:49 20/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 10:26 19/03/2025

Khẩn cấp tìm kiếm 4 ngư dân mất tích sau vụ chìm tàu ở Quảng Nam

Chiều 21-3, chính quyền huyện Núi Thành (Quảng Nam) xác nhận một tàu chụp mực của ngư dân địa phương đã bị chìm trên biển, khiến một người tử vong và bốn người mất tích. Hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đang được triển khai khẩn cấp.

Tàu bị nạn
• 20:36 24/03/2025

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 20:36 24/03/2025

Tôm càng giống toàn đực: Lợi hay hại

Trong những năm gần đây, việc nuôi tôm càng xanh toàn đực đang trở thành xu hướng được nhiều hộ nuôi trồng thủy sản quan tâm. Tuy nhiên, việc sử dụng tôm càng giống toàn đực liệu có thực sự mang lại lợi ích như mong đợi hay tiềm ẩn những rủi ro cần cân nhắc?

Tôm càng đực
• 20:36 24/03/2025

Một số bệnh nguy hiểm trên tôm có thể từ tôm bố mẹ

Trong nghề nuôi tôm, việc hiểu rõ các bệnh nguy hiểm có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con là vô cùng quan trọng. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn tôm mà còn gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số bệnh nguy hiểm thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:36 24/03/2025

Lưu ý một số nguyên tắc sử dụng chế phẩm sinh học

Việc tối ưu hoá quy trình sản xuất không chỉ đảm bảo nâng cao năng suất, mà còn giảm thiểu tác động môi trường. Trong đó, chế phẩm sinh học đã trở thành một giải pháp đáng tin cậy, giúp kiểm soát môi trường nuôi, hạn chế mầm bệnh, và tăng cường sức khỏe cho đối tượng nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:36 24/03/2025
Some text some message..