Quy trình nuôi cá tra giống theo công nghệ biofloc

Nuôi trồng thủy sản đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của nước ta.

Cá tra giống
Cá tra giống. Ảnh: saomaisuperfeed.com

Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2010 đạt 2.800.000 tấn, năm 2015 đạt 3.530.000 tấn, năm 2018 đạt 4.150.000 tấn tăng 18% so với năm 2015, trong đó tập trung vào một số đối tượng như Tôm Sú, Tôm Thẻ chân trắng, Cá Tra, Cá Rô phi và một số loài đặc sản khác.  

Năm 2010 sản lượng cá tra nuôi đạt 1,1 triệu tấn. Từ năm 2011 đến nay sản lượng cá tra nuôi thường đạt trên dưới 1,2 triệu tấn. Kim nghạch xuất khẩu cá tra đạt từ 1,6-1,8 tỷ USD; năm 2018 đạt trên 2,26 tỷ USD. Năm 2018 sản xuất được khoảng 25 tỷ cá tra bột, hơn 2,5 tỷ cá tra giống, tỷ lệ sống của cá giống đạt 10% (1 cá giống cần 10 bột). 

Một trong những khăn nhất lớn nhất tỷ lệ sống cá giống thấp (10%), không chủ động được cá giống để nuôi thương phẩm cá tra đạt hiệu quả cao. Để ương nuôi cá giống hiệu quả cao, chúng ta cần giải quyết các vấn đề: Công nghệ nuôi phù hợp, chất lượng cá bột tốt, phòng trị được bệnh cho cá.  

Kỹ thuật nuôi cá tiên tiến theo công nghệ biofloc đã đáp ứng được các yêu cầu nuôi cá bền vững như: tạo cho môi trường nuôi bền vững; hạn chế tối đã dịch bệnh bùng phát; cá an toàn vệ sinh thực phẩm; hiệu quả kinh tế cho người nuôi cá. 

Cá traCá tra

Bảng 1: Quy mô  nuôi cá tra giống theo công nghệ Biofloc- 2 giai đoạn.

Chỉ tiêu
Đ.vị tính 
Diện tích (GĐ1)Độ sâu nước (GĐ1)Diện tích (GĐ2)
Độ sâu nước (GĐ2)
Diện tích 
m23.000-5.000 
1,2-1,5 
3.000-5.000 
2,0-2,5 
Thể tích 
m33.600-7.500 
3.600-7.500
6.000-12.500 
6.000-12.500 
Mật độ  nuôi 
con/m3 
500 – 1.000 
500 – 1.000
100 - 200 
100 - 200 
Thời gian nuôi 
Ngày
28 (4 tuần) 
28 (4 tuần) 
35 – 40 (5-6 tuần) 
35 – 40 (5-6 tuần) 
Tỷ lệ sống 
%
40
40
60
60
Cá thu hoạch 
g/con 
0,5-1,0 
0,5-1,0
33 - 40  
33 - 40  
Cá thu hoạch 
con/kg 
1.000 – 2.000 
1.000 – 2.000
25 - 30  
25 - 30 
Năng suấtg/m3 
200 - 400 
200 - 400 
2.000 – 4.000 
2.000 – 4.000 

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng 

Quy trình quy định trình tự, nội dung và những yêu cầu kỹ thuật ương nuôi giống Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage,1878) trong ao đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Quy trình áp dụng cho các cơ sở nuôi cá nước ngọt trong phạm vi cả nước. 

2. Điều kiện áp dụng  

2.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với ao nuôi  

Ao nuôi

Cá tra giống: giai đoạn 1 thể tích ao 3.600-6.000m3; giai đoạn 2 thể tích ao 6.000-12.500m3.  

Độ sâu

Ao giai đoạn 1: 1,2-1,5m; Ao giai đoạn 2: 2,0-2,5m 

2.2  Môi trường nước ao trong quy trình nuôi

Nhiệt độ nước thích hợp từ  26 đến 300C.

Đất của ao không chua, phèn, có pH từ 6-7, pH nước tốt nhất từ 7-8. 

Hàm lượng oxy hoà tan lớn hơn 3 mg/lít. 

Chất lượng nguồn nước cấp cho ao để nuôi phải sạch, không bị ô nhiễm. 

3. Nội dung quy trình nuôi 

3.1. Chuẩn bị ao nuôi 

Sau một chu kỳ nuôi: tháo cạn nước, vét bùn chỉ để lại một lớp bùn khoảng 15cm. 

Kiểm tra cống, bờ ao, đắp lại các hang cua, lỗ rò rỉ và phát quang bờ ao.  

Phơi đáy ao từ 3-5 ngày.  

Bón vôi nung (CaO) cải tạo và khử trùng đáy ao từ 10-15kg/100m2 tùy theo pH của ao. Vôi được rải đều khắp mặt đáy và bờ ao. 

Lấy nước vào ao qua lưới mắt nhỏ để lọc các địch hại và cá tạp. Đầu tiên chỉ cho nước vào ao sâu khoảng 1,0-1,2m để gây màu nước. 

Gây màu nước theo công nghệ Biofloc 

- Bón khoáng PERMENTIN 20kg/1.000m3 

- Bón bột đậu tương hoặc bột cá (5kg/1000m3) và mật đường (10kg/1000m3), bón 3-5 ngày liên tục cho ao trước khi thả cá nuôi, VFI= 1,5-6ml/L. 

- Bón các chế phẩm vi sinh vật: EM CLEAN, Aquaclean, BZT Nitro, Biozyme, Shrimp Bac,  … tăng cường vi khuẩn hữu ích phát triển khối lượng biofloc và ức chế các vi khuẩn gây bệnh.  

- Các chế phẩm vi sinh nên ủ với mật đường từ 4-6 giờ, sau đó bón cho ao nuôi. 

- Trước khi thả giống kiểm tra pH, nếu pH <7,0 bón thêm bột đá vôi hoặc Dolomite 10-20kg/1000m3  nâng pH > 7,0 và giữ ổn định pH biến thiên trong ngày không quá 0,5 đơn vị.  

3.2. Chọn giống và mật độ thả cá 

Chọn giống Cá Tra nuôi ao theo tiêu chuẩn: TCVN 9963:2014  

Mật độ nuôi: Cá bột 500-1.000con/m3; cá hương 100-200con/m3

3.3. Quản lý chăm sóc 

Thức ăn và khẩu phần ăn

Thức ăn và khẩu phần ăn cho cá : Thức ăn hỗn hợp cho cá tra theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10300:2014 

Thức ăn công nghiệp: Cơ sở nên sử dụng thức ăn viên công nghiệp để nuôi Cá Tra vừa đảm bảo được vệ sinh môi trường lại giúp cá tăng trưởng nhanh. Thức ăn không được nhiễm Salmonella, nấm mốc độc (Asperrgilus flavus), độc tố (Aflatoxin). 

Phương pháp cho ăn                                                   

- Tuần đầu tiên cá bột ăn thức ăn tự nhiên: biofloc (hạt sinh học), chỉ số VFI đạt 5-6ml/ml là thức ăn chính cho cá; luân trùng 

- Tuần thứ hai, chỉ số VFI 4-5 ml/l; bổ sung thêm thức ăn dạng bột có hàm lượng Protein 40%, liều lượng 1-2kg/1000m3/ngày; ngày cho xuống ao 4 lần (cữ) 

- Tuần thứ ba; chỉ số VFI 3-4 ml/l; bổ sung thêm thức ăn dạng bột có hàm lượng Protein 40%, liều lượng 2-3kg/1000m3/ngày; ngày cho xuống ao 4 lần (cữ) 

- Tuần thứ tư chỉ số VFI 2-3 ml/l; bổ sung thêm thức ăn dạng bột có hàm lượng Protein 40%, liều lượng 2-3kg/1000m3/ngày; ngày cho xuống ao 4 lần (cữ) 

- Tuần thứ 5-6, chỉ số VFI 1,5-2 ml/l; thức ăn dạng viên hạt cải (đường kính 0,5-1,0mm) có hàm lượng Protein 40%, khẩu phần ăn 10-12% (liều lượng 10-12kg/100kg cá/ngày; ngày cho ăn 4 lần (cữ) 

- Tuần thứ 7-8, chỉ số VFI 1,5-2 ml/l; thức ăn dạng viên hạt cải (đường kính 0,6-1,0mm) có hàm lượng Protein 35%, khẩu phần ăn 8-10 (liều lượng 8-10kg/100kg cá/ngày; ngày cho ăn 4 lần (cữ) 

- Tuần thứ 9-10, chỉ số VFI 1,5-2 ml/l; thức ăn dạng viên hạt cải (đường kính 1-2mm) có hàm lượng Protein 35%, khẩu phần ăn 6-7% (liều lượng 6-7kg/100kg cá/ngày; ngày cho ăn 4 lần (cữ) 

Thức ăn đưa xuống từ từ nhiều điểm để tất cả cá đều được ăn. 

Định kỳ 10-15 ngày kiểm tra sinh trưởng của cá để tính lượng thức ăn vừa đủ cho cá ăn hàng ngày. 

Quan sát hoạt động bắt mồi của cá, theo dõi tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh phù hợp nhu cầu của cá. 

Cá ăn no chú ý lượng oxy hòa tan trong nước cao, nước thoáng hoặc cho máy sục khí đảm bảo đủ lượng oxy. 

Theo dõi tình hình sức khỏe của cá, phát hiện thấy bệnh cần phải xử lý và cho  ăn giảm đi. Không cho ăn thức ăn mốc, ôi thiu sẽ dễ gây cho cá phát bệnh hoặc trúng độc. 

3.4. Quản lý môi trường ao nuôi 

Bằng phương pháp cơ học

  • Quạt nước

Nguyên tắc bố trí quạt tạo thành dòng chảy, gom các chất cặn bã vào giữa ao, quạt có cánh dài sẽ tung lượng nước lên cao, dễ dàng hấp thu oxy từ không khí đưa vào ao và đẩy được khí độc ra khỏi ao. Quạt nước còn có tác dụng hòa đều oxy từ hệ thống sục khí trong ao; đảm bảo 300-500m2/1 guồng; ao thể tích 5.000 m2 phải dùng 4 máy 4 guồng.

  • Sục khí đáy ao

Ao ương cá hương giai 1 dùng máy nén khí 2 chiếc x 3,2 kw- 4HP (300m3 khí/h) thổi khí bằng khung sủi bọt cho 5.000m2 ao.

 Khung sủi bọt

Khung sủi bọt hoa thị 4 cánh 100cm

Máy nén khí con sò, công suất 4HP (320m3 khí/h) dùng thổi khí cho 50 khung sủi bọt (3m). Bố trí khung sủi bọt sử dụng cho 7-15m2 ao nuôi cá. Đĩa được lắp ráp bằng đế lắp đĩa và ống nhựa dẫn khí trong ao nuôi. Một máy nén 4HP có thể dùng cho 3.000m2 bể nuôi. 

Chế độ sục khí 24/24 giờ và chạy máy quạt có thể lập trình tự động hoạt động 24 giờ ngày đêm theo hình 6 và bảng 4. 

Thêm và thay nước ao nuôi

- Quy trình công nghệ Biofloc áp dụng theo phương pháp ít thay nước.

Sơ đồ chạy quạtSơ đồ lịch chạy máy quạt (Q) và sục khí (SK) đáy ao

Sơ đồ bố tríSơ đồ bố trí khung sủi bọt và quạt nước trong ao nuôi

Bảng 2: Thời gian vận hành máy quạt nước và máy sục khí

TuầnThiết bịThời gian hoạt độngChú ý
1Quạt 0h
1Sục khí24hĐảm bảo DO  >5mg/l 
2Quạt
6hQuạt để trộn đều khối nước 
2Sục khí
24hĐảm bảo DO  >5mg/l 
3Quạt
7hQuạt để trộn đều khối nước 
3Sục khí
24hĐảm bảo DO  >5mg/l 

Định kỳ bơm thêm và thay nước vào ao nuôi 

Trong quá trình ương nuôi Cá Tra giống, khối lượng cá trong ao tăng, nên định kỳ từ tuần 5-6 bơm thêm nước đạt độ sâu 2,5m, để giảm mật độ cá trong thể tích ao, tạo điều kiện cá lớn nhanh. Từ tuần thứ 7-10, mỗi tuần thay nước đáy, mỗi lần thay 20-30% khối lượng nước trong ao. 

Bảng 3: Định kỳ bơm thêm nước vào ao


Tuần 1-4
Tuần 5-6 
Tuần 7-8 
Tuần 9-10 
Thời gian bơm thêm nước (số ngày/lần)0500
Khối lượng thay nước 1 lần (% so với lượng nước trong ao)
002030

3.2. Bằng phương pháp hóa dược  

Những yêu cầu về xác định chất lượng nước ao nuôi cá tra giống

+ Ôxy hoà tan > 4 mg/l

+ pH 7,5 - 8,5; trong ngày không được thay đổi quá 0,5 độ

+ Nhiệt độ tối ưu là 27 – 320C, không quá 330C, không thấp quá 220C

+ Độ kiềm trong khoảng 120 đến 160 mg CaCO3/l; + NH3<0,1mg/l;  NO2< 0,25mg/l; H2S<0,02mg/l

+ Màu nước là màu xanh nâu hoặc màu nâu

+ Chỉ số thể tích Floc (VFI) đạt 1,5-6ml/l; tỷ lệ Cácbon và Nitơ C:N đạt 15:1 

PhễuPhễu lắng và hạt floc

Ðịnh kỳ dùng khoáng vi lượng

- Lượng vôi cần dùng 15 - 20kg/1.000m3; định kỳ 3-5 ngày bón 1 lần; đảm bảo độ kiềm đạt 120-160mg CaCO3/L. 

- Bón khoáng vi lượng: PERMENTIN  hoặc NANO ANIMASANIUM, liều lượng 10-20kg/1.000m3 nước, định kỳ 15 ngày/lần.  

Biện pháp xử lý H2S và NH3, NO 

Trong công nghệ Biofloc, vi khuẩn oxy hóa amonia (amonia oxidizing bacteria) sẽ chuyển hóa NH3 thành NO2 (nitrite), vi khuẩn oxy hóa Nitrite (nitrite oxidizing bacteria) chuyển hóa Nitrite thành dạng không độc Nitrate (NO3).  

Ở ao nuôi cá, hàm lượng NH3 < 0,1 mg/l; NO2 < 0,25mg/l; H2S < 0,02 mg/l; nếu quá hàm lượng trên cá yếu dễ sinh ra bệnh và có thể chết hàng loạt. 

Biện pháp khống chế H2S và NH3, NO2 như sau: 

+ Sử dụng Zeolite để hấp thụ các chất lắng đọng ở đáy ao và hấp thụ H2S; 

NH3 và NO2, liều lượng Zeolite dùng cho 20-30kg/1.000m3

+ Dùng khoáng PERMENTIN hấp thụ và khử các chất độc H2S; NH3 và NO2, liều lượng10-20kg/1.000m3

+ Dùng Biozyme Pro, liều lượng 227g/1.000-2.000m3 nước; định kỳ 7-10 ngày/lần. 

+ Dùng Vi khuẩn tia quang hợp 2 lít/1000m3 nước; định kỳ 1-2 tuần 1lần. 

3.3. Bằng phương pháp sinh học- Biofloc 

Quy trình nuôi cá Biofloc, cần kiểm soát khối lượng biofloc là một yếu tố quan trọng; đảm bảo chỉ số thể tích Floc (VFI) đạt 1,5-6,0ml/l. Những chế phẩm có thể dùng cho quy trình nuôi cá Biofloc: EM CLEAN, Shrimp Bac, Aquaclean, BZT Nitro, PRO TOMCA®, Bio- Water, Bio-DW, Biozym, ... 

Dùng chế phẩm vi sinh ủ với mật dường từ 6-12 giờ để cung cấp các bon cho ao nuôi cá, mỗi lần bón 5-10kg mật/1.000m3 nước (5-10g mật/m3 nước); định kỳ hàng ngày bón 1 lần.

Bảng 4: Sử dụng các chế  phẩm sinh học cho ao nuôi

Thời gian sử dụng 
EM CLEAN 
BZT nitro 
Biozyme
Aqualean
Khởi động 3-5 ngày (m3
2,0g 
2,0g2,0g2,0g
Tháng thứ 1-hàng ngày (m3
1,0g 
1,0g
1,0g
1,0g
Tháng thứ 2-hàng ngày  (m3
1,5g 
1,5g
1,5g
1,5g
Tháng thứ 3-hàng ngày (m3
2,0g 
2,0g
2,0g
2,0g

3.5.  Quản lý sức khỏe cho Cá Tra nuôi 

Những bệnh thường gặp ở Cá Tra nuôi trong ao 

Bảng 5: Những bệnh thường gặp ở Cá Tra nuôi trong ao

BệnhCá giốngCá thương phẩm
Bệnh trắng da thối đuôi - Flexibacter columnaris 
+++++
Bệnh xuất huyết - Aeromonas hydrophila; Streptococcus sp 
+++++
Bệnh hoại tử (đốm trắng)- Edwardsiella spp; Hafnia alvei 
+++++
Bệnh nấm thủy my (Saprolegnia; Achlya) 
+++
Bệnh trùng bánh xe (Trichodina, Tripartiella) 
+++-
Bệnh trùng quả dưa (Ichthyophthyrius) 
++++
Bệnh sán lá đơn chủ (Thaparocleidus) 
+++
Bệnh giun tròn (Spectatus; Cucullanellus) 
-++

Chú ý theo dõi các hiện tượng có thể xảy ra đối với cá nuôi trong ao 

Cá nổi đầu do thiếu oxy, cá bị nhiễm độc do nước bị ô nhiễm, cá kém ăn hoặc bỏ ăn do môi trường thay đổi xấu, thức ăn kém chất lượng hoặc cá bị nhiễm bệnh. 

Kịp thời có biện pháp xử lý các hiện tượng trên bằng cách: sử dụng sục khí làm tăng lượng khí oxy hoà tan. 

Khi thấy cá nuôi bị bệnh nặng và có khả năng lây lan, phải tiến hành thu hoạch ngay (kể cả phải thu cá trong ao còn lại, nếu đã đạt yêu cầu thương phẩm). 

Sử dụng thuốc phòng trị bệnh cho cá theo đúng những quy định về phòng bệnh cho cá nước ngọt. 

Phòng bệnh ngoại ký sinh cho cá nuôi

Sử dụng một trong các hoá chất sau đây để khử trùng môi trường nước, diệt các tác nhân gây bệnh ngoại ký sinh cho cá nuôi. 

Sulphat đồng (CuSO4) phòng bệnh ký sinh đơn bào 

- Phun thuốc xuống ao 

- Liều lượng sử dụng là 0,5-0,7g/m3 nước, mỗi tuần phun từ 1-2 lần. 

Formalin (36-38%)  phòng bệnh vi khuẩn, nấm và ký sinh đơn bào 

- Phun thuốc xuống ao   

- Liều lượng sử dụng là 10-20ml/m3 nước, mỗi tháng 1 lần. 

TCCA (Tricloisoxianuric axit)

- Phun thuốc xuống ao.  

- Liều lượng sử dụng là 0,3-0,5g/m3 nước, mỗi tháng phun 2 lần. 

ANTIFU 

- Phòng trị bệnh nấm thủy my cho ấu trùng tôm, trứng cá, liều sử dụng 1ml ANTIFU/2-3m3 nước; một tuần cho 1 lần 

- Phòng trị bệnh nấm thủy my cho cá giống, liều sử dụng 1-2ml ANTIFU/m3 nước’ 3-5 ngày cho 1 lần. 

- Phòng trị bệnh thối đuôi (trắng đuôi) trên cá, liều sử dụng 1-2ml ANTIFU/m3 nước’ 3-5 ngày cho 1 lần. 

- Phòng trị bệnh nấm chân chó trên vải bạt lót ao nuôi, liều sử dụng 2-5ml ANTIFU/m3 nước’ 3-5 ngày cho 1 lần.

AntifuAntifu

Cho cá ăn thuốc phòng bệnh nội ký sinh 

- Sử dụng một số loại thuốc sau đây trộn lẫn với thức ăn cho cá ăn để phòng bệnh nội ký sinh (bệnh nhiễm khuẩn máu, bệnh giun sán). 

Thuốc KN-04-12 

- Thuốc KN-04-12 được phối chế từ những cây thuốc có tác dụng diệt khuẩn. Trong thuốc có một số vitamin và vi lượng khác.  

- Cho cá ăn 1-2 đợt thuốc KN-04-12. Mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục, liều lượng 2-4g/kg cá/ngày.  

- Ở miền Bắc cho cá ăn vào tháng 3-5 và tháng 8-10; ở miền Nam tháng 2-7. Đó là mùa xuất hiện bệnh nhiễm khuẩn máu (đốm đỏ, xuất huyết, thối mang, viêm ruột...). 

Thuốc thảo dược EKAVARIN-NANO 

- Tác dụng: Phòng trị các bệnh nhiễm khuẩn: bệnh viêm ruột, đốm đỏ, xuất huyết và bệnh hoại tử cơ quan nội tạng (gan thận mủ) cá nuôi bán thâm canh và thâm canh. 

-Thành phần: Hoạt chất hữu cơ 11% Nano thảo dược 

- Liều dùng 1 ml/10kg cá/ngày (Trộn 10ml chế phẩm với 2,0kg thức ăn/100kg cá/ngày). Hoặc tắm cho cá 10-25ml/m3 nước, thời gian 1 giờ; hoặc ngâm cho cá, liều lượng  2ml/m3 nước. 

- Phòng bệnh: Hàng tháng cho cá ăn một đợt 3 ngày liên tục. 

- Chữa bệnh: Cho cá ăn liên tục từ  5-10 ngày cho đến khi khỏi bệnh. 

- Bảo quản: Nơi khô, mát 

EKODIÁR® (EKVARIN-NANO)  

Thuốc chữa bệnh cá 

- Công dụng: Chuyên trị các bệnh nhiễm khuẩn: bệnh viêm ruột, đốm dỏ, xuất huyết và bệnh hoại tử cơ quan nội tạng (gan thận mủ) cá nuôi bán thâm canh và thâm canh. 

- Thành phần: 10%  Tinh dầu thực vật sản xuất bằng công nghệ na nô 

- Cách dùng:  Liều dùng 10,0ml/1 kg thức ăn (Trộn 10ml thuốc với 1,0kg thức ăn) cho 100kg cá ăn/ngày. Hoặc tắm cho cá 10-25ml/m3, thời gian 1 giờ; hoặc ngâm cho cá 12ml/m3 

- Phòng bệnh: Hàng tháng cho cá ăn một đợt 3 ngày liên tục. 

- Chữa bệnh: Cho cá ăn liên tục từ  5-10 ngày cho đến khi khỏi bệnh. 

- Bảo quản: Nơi khô, mát 

- Nhập khẩu: CTy TNHH Kỹ thuật sinh học MEKONG 

- Số đăng ký nhập khẩu: 334-11/11-CN

- Xuất xứ: EU 

- Hạn sử dụng: 31/12/2019, 500ml 

- Điện thoại: Chuyên gia tư vấn: 0912016959;  

- Phân phối hàng: 0372.352.711 – 0789.271.118 

Tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi 

Vitamin C 

- Vào những mùa xuất hiện bệnh nhiễm khuẩn máu, trộn thêm vitamin C vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày.  

- Liều lượng sử dụng là 50,0-60,0 mg/kg cá/ngày. 

Men vi sinh  

- Là một chế phẩm sinh học có enzyme tổng hợp ở dạng bột, dùng để tăng cường tiêu hóa và bảo vệ đường ruột. 

- Liều lượng sử dụng trộn 0,5-1g/kg thức ăn cá, cho cá ăn trong suốt vụ nuôi.

Dầu mực 

- Tác dụng bao bọc thức ăn và thuốc, tránh tan rữa nhanh trong môi trường nước. Tạo mùi hấp dẫn cho cá bắt mồi nhiều.

- Liều dùng 10g/kg thức ăn. 

3.6. Thu hoạch

Tùy theo nhu cầu của khách hàng có thể tiến hành thu hoạch cá giống sau 50 – 70 ngày. Tỷ lệ sống đạt bình quân 24%, nuôi tốt có thể đạt 30 - 40%.

Bảng 6: Quy cỡ cá giống theo thời gian nuôi 

Chiều cao thân (cm) 
Chiều dài thân (cm) 
Số lượng trung bình (con/kg)Thời gian nuôi (ngày/tuổi)
1,05-8200-22030-35
1,28-10120-15035-45
1,510-1270-8045-55
1,712-1540-5060-70
2,015-1825-3070-80
2,518-2215-2080-90
Đăng ngày 24/02/2023
Bùi Quang Tề @bui-quang-te
Kỹ thuật

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 10:39 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 10:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:57 28/03/2024

Làm thế nào để hạn chế ốc đinh ao tôm

Ốc đinh hay còn gọi là ốc hút, có kích thước nhỏ bé chỉ từ 1cm đến 2cm. Chúng sở hữu hình dạng xoắn ốc độc đáo và thường sinh sống ở những khu vực nuôi tôm, cạnh tranh thức ăn với tôm. Vậy làm thế nào để hạn chế loài ốc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!.

Ốc đinh
• 10:06 27/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 21:20 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 21:20 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:20 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 21:20 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:20 29/03/2024