Quy trình nuôi tôm tuần hoàn khép kín

Tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được trên 8.000 ha tôm nước lợ, nhưng đã có hơn 1.200 ha bị thiệt hại do tôm bị bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, nguồn nước tại các khu vực này có khả năng sẽ xả thẳng ra môi trường chung. Còn những khu vực khác, người dân đang đẩy nhanh tiến độ cải tạo ao lấy nước vào để thả tôm, rất dễ bị lây nhiễm các nguồn nước có chứa mầm bệnh, nhưng tại các hộ có điều kiện thiết kế hệ thống ao nuôi tôm theo dạng tuần hoàn nước khép kín, lại đang cho hiệu quả cao.

huong dan ky thuat nuoi tom
Hướng dẫn kỹ thuật áp dụng mô hình khép kín hệ thống tuần hoàn trong nuôi tôm.

Hệ thống lọc nước tuần hoàn (gọi tắt là RAS) đã được nghiên cứu và ứng dụng ở Na Uy, Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc…để phục vụ các trại sản xuất giống và nuôi thâm canh các loài thủy sản nước ngọt, lợ và mặn. Ưu điểm của hệ thống này là tiết kiệm nước, tỉ lệ sống cao, năng suất cao gấp nhiều lần nuôi bình thường, chất lượng thủy sản nuôi được đảm bảo và không gây ô nhiễm môi trường. Tại Việt Nam, RAS được cải tiến, áp dụng trong các trại sản xuất giống tôm từ năm 2000, nhất là các trại giống ở ĐBSCL, đem lại hiệu quả rõ rệt đối với việc kiểm soát yếu tố môi trường, tiết kiệm nước và nâng cao tỉ lệ sống của tôm.

Công nghệ RAS trong nuôi trồng thủy sản đang được ứng dụng tại Việt Nam dựa trên nguyên lý công nghệ và có cải tiến để phù hợp thực tế. Đây là một công nghệ có chi phí đầu tư cao, yêu cầu người vận hành công nghệ phải có trình độ chuyên môn và được đào tạo bài bản. Cụ thể ở Sóc Trăng công nghệ RAS được ứng dụng vào nuôi thâm canh còn khá ít, chỉ dừng ở các mô hình thử nghiệm. Nguyên nhân do nghề nuôi thủy sản phần lớn ở quy mô nhỏ lẻ, nông hộ, việc đầu tư một hệ thống trị giá hàng tỉ đồng để nuôi là không dễ. Mặt khác, đầu ra thủy sản không ổn định nên khó thuyết phục người nuôi tôm áp dụng. Ông Nguyễn Minh Tùng – thành viên Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh, huyện Trần Đề, cho biết: “Mô hình này đối với hộ nuôi nhỏ lẻ thì áp dụng rất khó, vì cần khoảng 70% diện tích nuôi để làm ao lắng chứa theo hệ thống, kinh phí để cải tạo ao cũng nhiều. Do đó các hộ nuôi nhỏ lẻ phải liên kết với nhau để thành lập các THT để có được diện tích nuôi lớn hơn, cùng nhau hùn vốn lại để thực hiện mô hình thì mới có thể thành công”.

Vào tháng 3/2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng phối hợp Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh triển khai mô hình trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng theo hệ thống tuần hoàn khép kín với tổng mức đầu tư trên 530 triệu đồng, trong đó có sự hỗ trợ kinh phí của Ban Quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Sóc Trăng.

Hệ thống tuần hoàn gồm có ao nuôi, ống xiphon và hố xiphon đáy ao dạng phễu, hố chứa bùn, kênh dẫn nước tuần hoàn và ao lắng có thả cá rô phi. Ao nuôi có diện tích 7.000 m2, số lượng giống thả là 420.000 con. Con giống và các thông số môi trường được xét nghiệm và kiểm tra kỹ trước khi thả giống. Trong suốt quá trình nuôi, nước sẽ tuần hoàn trong một hệ thống kín và hoàn toàn không thay nước, chỉ một lượng nhỏ nước mới được cấp thêm vào hệ thống để bù đắp cho lượng nước hao hụt do bốc hơi. Lượng nước cấp này tùy thuộc việc sử dụng hệ thống nước một phần hay hoàn toàn. Sau khi hệ thống được vận hành, hệ thống lọc phải hoạt động hằng ngày và suốt vụ nuôi, hệ thống sục khí phải được duy trì liên tục, do vậy nguồn điện cung cấp cho hệ thống bơm nước phải luôn ổn định. Ngoài ra phải kiểm tra các chỉ tiêu thủy lý hóa mỗi ngày và định kỳ kiểm tra khuẩn Vibrio nước, bùn và tôm 3 – 4 ngày/lần để có giải pháp hữu hiệu khi bệnh phát sinh. Thạc sĩ Lâm Ánh Tiên – Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, lưu ý: “Ở Sóc Trăng những năm gần đây xuất hiện nhiều mô hình mới trong sản xuất, chăn nuôi. Trong đó có mô hình tuần hoàn khép kín trong nuôi tôm, đây là mô hình ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên trong quá trình nuôi, bà con phải chú ý đến các kỷ năng quản lý như: Xử lý nước, nuôi nước trong quá trình đưa nước vào ao; chú ý đến lượng thức ăn để tôm tiêu hóa và hấp thu được chất dinh dưỡng từ. Kiểm soát chặt các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, các loại khí độc trong ao nuôi”.

mo hinh tuan hoan
Mô hình nuôi tôm theo hệ thống tuần hoàn khép kin ở Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh.

Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh có đủ điều kiện để áp dụng mô hình này, nhưng ở các khu vực khác thì còn rất khó. Vì ngoài đòi hỏi vốn đầu tư và kỹ thuật chuyên môn cao, thì hệ thống này cần trên 70% tổng diện tích dùng để xử lý nước, còn lại 30% là diện tích thực sự để nuôi tôm, cho nên không thu hút được người nuôi tôm trong tỉnh. Tuy nhiên đây là cơ hội tốt cho bà con trong và vùng dự án đến học tập, chia sẻ kinh nghiệm. Ông Nguyễn Văn Nhiệm – Chủ tịch Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh, cho biết: “Qua thời gian thực hiện mô hình tôi thấy yếu tố thành công cao hơn so với cách nuôi truyền thống, phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, hạn chế được khí độc, tránh được các mầm bệnh cho tôm. Nếu bà con có nhu cầu thực hiện mô hình này thì cứ đến Hiệp Hội nuôi Tôm Mỹ Thanh chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, nhưng cái khó nhất để bà con nuôi tôm nhỏ lẻ thực hiện mô hình là vấn đề về vốn. Tôi cũng có kiến nghị các cơ quan chức năng nên là cầu nối giúp bà con tiếp cận được nguồn vốn để thực hiện mô hình, đưa hiệu quả nuôi đạt cao hơn nữa”.

Trong khi nhiều nông hộ đang loay hoay với vấn đề dịch bệnh, mật độ, tăng vụ, hóa chất và thuốc kháng sinh... nhưng tôm nuôi vẫn bị thiệt hại và các yếu tố môi trường nước thường xuyên bị biến động, thì tôm nuôi của Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh đang phát triển rất tốt. Có thể thấy, nếu muốn hướng đến việc nuôi tôm thâm canh nói riêng và thủy hải sản nói chung, đạt năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm diện tích và không gây ô nhiễm môi trường, công nghệ nuôi trong hệ thống nước tuần hoàn khép kín là sự lựa chọn hợp lý.

Đài PT-TH Sóc Trăng, 18/05/2016
Đăng ngày 19/05/2016
Ngọc Khuê
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Làm tối môi trường nuôi có giúp tăng sắc tố tôm?

Màu sắc tôm rất quan trọng, cả về mặt chất lượng cảm quan và giá trị thương phẩm. Màu sắc tôm tươi ngon, đặc trưng của từng loài giúp người tiêu dùng nhận biết và đánh giá chất lượng sản phẩm. Ở một số quốc gia, màu sắc tôm thường được dùng để phân loại và định giá tôm chất lượng cao.

Tôm luộc
• 10:41 19/06/2025

Sai lầm thường gặp khi xử lý pH ruột tôm

Một trong những chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa là pH ruột tôm. Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp phải không ít sai lầm khi xử lý vấn đề này, dẫn đến hậu quả như tôm chậm lớn, kém ăn, thậm chí bùng phát dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 11:27 18/06/2025

Giảm tỷ lệ hao hụt khi thả ếch giống

Nghề nuôi ếch dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi không tốn nhiều vốn lại cho thu nhập khá cao, thời gian nuôi ngắn, phù hợp nuôi hình thức nông hộ. Tuy nhiên, để nuôi ếch hiệu quả không chỉ đơn giản là cho ăn hàng ngày mà cần có kỹ thuật phù hợp để hạn chế hao hụt. Tình trạng hao hụt thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức ăn chưa phù hợp, cách chăm sóc chưa đúng,... Việc hiểu rõ về kỹ thuật nuôi và sản xuất giống đúng cách là yếu tố quan trọng giúp vụ nuôi thành công.

Ếch
• 09:47 16/06/2025

Cung cấp gì cho tôm để hỗ trợ hấp thu tốt?

Hiệu quả hấp thu dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), nâng cao sức khỏe tôm và từ đó gia tăng lợi nhuận cho người nuôi. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của tôm rất nhạy cảm với biến động môi trường, khẩu phần ăn và mầm bệnh. Do đó, việc hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất là một yếu tố quan trọng mà người nuôi cần đặc biệt quan tâm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:27 12/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 20:35 19/06/2025

Loại cá mờm cơm: Từ món ăn bình dân đến đặc sản xuất khẩu

Tại những làng chài ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, cá mờm cơm từ lâu đã là món ăn dân dã, gắn bó với đời sống ngư dân. Ít ai ngờ rằng, loài cá nhỏ bé này đang từng bước trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu. Hành trình từ bữa cơm gia đình đến bàn tiệc quốc tế của cá mờm cơm là một câu chuyện đầy thú vị về tiềm năng biển cả Việt Nam.

Cá mờm cơm
• 20:35 19/06/2025

Làm tối môi trường nuôi có giúp tăng sắc tố tôm?

Màu sắc tôm rất quan trọng, cả về mặt chất lượng cảm quan và giá trị thương phẩm. Màu sắc tôm tươi ngon, đặc trưng của từng loài giúp người tiêu dùng nhận biết và đánh giá chất lượng sản phẩm. Ở một số quốc gia, màu sắc tôm thường được dùng để phân loại và định giá tôm chất lượng cao.

Tôm luộc
• 20:35 19/06/2025

Thủy sản Việt Nam chuyển động cùng thế giới đổi thay

Trước rủi ro từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chủ động tái cơ cấu thị trường xuất khẩu và để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, sản phẩm được chế biến đa dạng hơn. Trong khó khăn đang rõ khả năng chuyển động cùng thế giới thay đổi của thủy sản Việt Nam.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:35 19/06/2025

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 20:35 19/06/2025
Some text some message..