Quy trình sản xuất cá ngạnh

Quy trình sản xuất cá ngạnh dưới đây được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu Đề tài “Thử nghiệm sinh sản cá ngạnh Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) trong điều kiện nhân tạo” của ThS Nguyễn Đình Vinh, ThS Tạ Thị Bình (Khoa Nông - Lâm ngư, Trường ĐH Vinh) cùng PGS.TS Nguyễn Hữu Dực (Khoa Sinh học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) và TS Nguyễn Kiêm Sơn (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật).

Quy trình sản xuất cá ngạnh
Cá Ngạnh - Cranoglanis Sinensis

Cá Ngạnh (Cranoglanis Sinensis) có thân cá trơn láng, không vảy. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên, có 4 đôi râu, mõm tù. Miệng cá ở phía dưới thân, hình vòng cung, môi trên dày, hàm trên dài hơn hàm dưới. Răng hàm dạng lông nhung, cong, thon dài, co lại phía sau và bị ngắt quãng ở giữa; răng cửa hàm trên rộng, yếu, hình chữ nhật.

1. Chọn cá bố mẹ

Với cá cái: Có khối lượng 1,2 - 1,5 kg/con, ngoại hình phát triển cân đối, không bị dị tật, không có biểu hiện mắc bệnh. Cá có bụng tròn mềm, mặt bụng có màu phớt hồng, mẩu sinh dục sưng tấy có màu đỏ, thăm trứng cho kết quả trứng đã tách rời, màu xanh ngọc.

Với cá đực: Ngoại hình phát triển cân đối, không có dị tật, không có biểu hiện mắc bệnh, có khối lượng 0,8 - 1 kg/con. Quan sát dấu hiệu tuyến sinh dục ngoài: cá có bụng căng tròn, gai sinh dục sưng to, màu hồng đỏ để cho sinh sản. Tỷ lệ đực cái là 1:1.

2. Nuôi vỗ cá bố mẹ

Điều kiện nuôi vỗ: Nuôi vỗ trong lồng trên sông, kích thước (2,5x1,5x1,3) m. Độ sâu nước nơi đặt lồng >1,5 m. Lồng nuôi được neo cố định. Mặt lồng cao hơn mực nước sông 0,3÷- 0,5 m. Lồng bè đặt tránh nơi có luồng nước ngầm, xói lở, bồi tụ, có quá nhiều phù sa. Nước sông nơi đặt lồng bè không bị ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn nước thải công nghiệp và nguồn nước ô nhiễm khác. Nhiệt độ nước trong thời gian nuôi vỗ dao động 22 - 32oC; pH 7,4 - 8,5.

3. Chăm sóc và quản lý cá bố mẹ

Cho cá bố mẹ ăn 1 lần/ngày, vào chiều tối. Khối lượng thức ăn cung cấp bằng khoảng 3÷- 5% khối lượng cá. Theo dõi hoạt động bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sử dụng 100% thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein 40%. Hàng ngày, quan sát hoạt động của cá bố mẹ, theo dõi các yếu tố môi trường nước (nhiệt độ, pH) và thường xuyên vệ sinh lồng nuôi.

4. Kích dục tố và phương pháp tiêm

Loại kích dục tố và liều lượng: Sử dụng phối hợp kích dục tố gồm LRH-A (Luteotropin Releasing Hormoned Analog) và Dom - Motilium với liều lượng ( 30 µg LRH-A + 9 mg DOM)/kg cá cái hoặc sử dụng HCG với liều lượng 2.500 IU HCG/kg cá cái để kích thích sinh sản cá ngạnh. Liều lượng tiêm cho cá đực bằng 1/3 liều dùng cho cá cái.

Phương pháp tiêm: Đối với cá cái, tiêm 2 lần (1 liều sơ bộ, 1 liều quyết định), liều sơ bộ bằng 1/3 tổng liều, liều quyết định bằng 2/3 tổng liều, tiêm vào cơ lưng, khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 24 giờ; đối với cá đực tiêm 1 lần vào cơ lưng, liều tiêm bằng 1/3 tổng liều. Nhiệt độ nước tại thời điểm tiêm kích dục tố cho cá trong khoảng 25 - 30oC.

5. Thụ tinh và ấp trứng

Phương pháp thụ tinh thô

Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ phục vụ cho đẻ vuốt cá gồm: chậu men, nước sạch, bát sứ sạch khô, dụng cụ giải phẫu, cối chày sứ, khăn bông và bể ấp trứng có sục khí. Sau khi tiêm kích dục tố cho cá đực và cá cái, kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ vào bụng cá cái, gần lỗ sinh dục thấy trứng chảy ra từ lỗ sinh dục thì tiến hành thụ tinh cho trứng.

Với cá cái, trứng được vuốt vào bát men khô sau đó dùng tuyến sinh dục của cá đực đã được cắt nhỏ nghiền nát trong cối sứ để trộn vào với trứng (khi cá bắt đầu rụng trứng, tiến hành vuốt trứng và mổ cá đực lấy tuyến sinh dục, dùng kéo cắt nhỏ, công việc này được tiến hành song song), dùng lông gà đảo đều trứng khoảng 1 - 2 phút cho trứng được thụ tinh. Trứng được rửa bằng nước sạch sau đó đưa vào dụng cụ ấp nở.

Phương pháp cho cá đẻ tự nhiên

Sau khi cá đực và cá cái được tiêm kích dục tố, cho cá đực và cá cái đẻ tự nhiên trong bể composite kích thước 2 m3, trứng tự thụ tinh. Tuy nhiên, hình thức thụ tinh khô cho kết quả tốt hơn trong sản xuất giống cá ngạnh.

Phương pháp ấp trứng

Ấp trong thùng xốp có sục khí. Kích thước thùng xốp (0,4x0,3x0,3) m. Sục khí thường xuyên để đảm bảo DO > 4 mg/lít. Mật độ ấp trứng: 9 - 12 trứng/cm2. Trong quá trình ấp phải đảm bảo nước sạch. Lưu tốc nước được chỉnh bằng van khoảng 0,2 lít/giây sao cho trứng được đảo nhẹ nhàng. Nhiệt độ duy trì trong quá trình ấp 28 - 30oC. Trong quá trình ấp thường xuyên theo dõi trứng trong thùng loại bỏ trứng hỏng tránh hiện tượng nấm phát triển trên trứng hỏng lây sang trứng có chất lượng tốt.

6. Ương cá bột lên cá hương

Ương trong bể composite kích thước (1x1x1) m. Thời gian ương nuôi là 28 ngày, mật độ ương là 500 con/m2.

Môi trường nước bể trong quá trình phải đảm bảo các điều kiện sau: Nhiệt độ 25 - 30oC, pH 7 - 8. Hàm lượng ôxy hòa tan > 3 mg/lít. Thức ăn: Hàng ngày vớt Daphnia, Monia cho cá ăn với mật độ cá thể 100.000 cá thể/lít.  Sau 2 - 3 ngày ương (3 - 4 ngày tuổi), cho cá ăn bổ sung thêm thức ăn chế biến (70% bột cá nhạt  + 20% lòng đỏ trứng), từ ngày thứ  10 trở đi kết hợp cho ăn giun quế. Cho cá ăn 2 lần/ngày, buổi sáng cho cá ăn lúc 5 - 6 h và buổi chiều cho cá ăn lúc 17 - 18 h.

Vận hành hệ thống ương: Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước và sục khí  đảm bảo vận hành liên tục trong quá trình ương. Xi phông bể trước hàng này để loại bỏ thức ăn dư, các chất bẩn lắng đọng và xác cá chết. Thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động và mức ăn của cá, chất lượng nước để kịp thời điều chỉnh.

7. Ương cá hương lên cá giống

Cá hương 30 ngày tuổi được ương trong bể composite kích thước từ (1x1x1) m, có hệ thống cấp nước và sục khí đảm bảo vận hành liên tục trong quá trình ương.

Trong thời gian ương nuôi thường xuyên vệ sinh bể nuôi, duy trì chế độ sục khí trong bể. Môi  trường nước bể trong quá trình ương đảm bảo các chỉ tiêu sau:  nhiệt độ 25 - 30oC, pH 7 - 8. Hàm lượng ôxy hòa tan > 3 mg/lít. Sử dụng giun quế làm thức ăn, lượng cho ăn hàng ngày 5 - 7% khối lượng cá. Khi cho ăn, thức ăn phải rải đều xung quanh thành bể, để cá có thể  tiếp cận dễ dàng. Cho ăn mỗi ngày 2 lần, sáng 6 - 7h chiều 16 - 17h hàng ngày.

Cá ngạnh Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846), họ cá ngạnh Cranoglanididae, giống cá ngạnh Cranoglanis (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001). Do môi trường sống thay đổi và bị khai thác bừa bãi nên nguồn cá ngạnh trong tự nhiên đã bị cạn kiệt. Việc nghiên cứu tìm ra quy trình sản xuất cá giống có ý nghĩa quan trọng, nhằm bảo tồn và phát triển loài thủy sản có giá trị này.

 

TCTS
Đăng ngày 09/06/2017
Kim Tiến
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 16:21 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 16:21 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 16:21 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 16:21 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 16:21 25/11/2024
Some text some message..