Quyết tâm làm giàu từ biển

Một trong những mục tiêu quan trọng được tỉnh xác định từ nay đến năm 2020 là đưa Bạc Liêu trở thành tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển. Với những tiềm năng, thế mạnh về kinh tế biển, Bạc Liêu hoàn toàn có thể thực hiện thắng lợi mục tiêu này, nhất là Bạc Liêu đã và đang xây dựng thành công nhiều mô hình làm giàu từ biển.

trúng mùa cá
Ngư dân huyện Đông Hải trúng mùa cá. Ảnh: P.Đ

Đột phá trong khai thác, nuôi trồng

So với các tỉnh, thành khác trong cả nước, Bạc Liêu được đánh giá là tỉnh có nhiều mô hình đột phá trong nuôi trồng và khai thác thủy hải sản. Với điều kiện thổ nhưỡng, thiên nhiên ưu đãi, Bạc Liêu đã xây dựng thành công nhiều mô hình nuôi trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra nhiều hướng đi mới cho nghề nuôi tôm phát triển bền vững.

Điển hình như mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính của Tập đoàn Việt - Úc, với thời gian nuôi chỉ 3 tháng, nhưng năng suất đạt từ 2 - 4 tấn, tương đương 40 - 80 tấn/ha/vụ và 120 - 240 tấn/ha/năm. Hay mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của Công ty TNHH MTV Hải Nguyên (TP. Bạc Liêu), với mật độ nuôi từ 250 - 366 con/m2, sau 3 tháng, tôm nuôi đạt từ 25 - 40 con/kg. Mô hình này có thể nuôi từ 3 - 4 vụ/năm, năng suất đạt từ 150 - 200 tấn/ha/năm, cho lãi từ 4 - 6 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản thời gian qua cũng mang lại lợi nhuận khá cao và sản lượng khai thác không ngừng tăng. Năm 2010, sản lượng nuôi trồng, khai thác đánh bắt đạt hơn 241.000 tấn, thì đến năm 2015 sản lượng đạt 290.000 tấn, tăng 20,31% so với năm 2010.

Phát huy mọi thế mạnh

Cùng với nuôi trồng, khai thác thủy hải sản, tiềm năng về phát triển kinh tế biển của Bạc Liêu còn rất nhiều và đa dạng. Cụ thể, với nguồn lợi thủy hải sản phong phú, biển Bạc Liêu được xem là nơi cung cấp nhiều loại thủy hải sản cho giá trị kinh tế cao. Với sản lượng khai thác cá đáy, cá nổi trên 800.000 tấn/năm rất thuận lợi cho phát triển nghề chế biến thủy hải sản xuất khẩu. Trong đó, có nhiều loại thủy hải sản được thị trường xuất khẩu ưa chuộng lâu nay như: tôm biển, mực, cá thu, cá chim, cá lạt vàng, cá dù chẻm…

Một ưu điểm lớn là vùng biển Bạc Liêu mỗi năm được bồi thêm từ 75 - 800m, nên việc xây dựng hạ tầng tại khu vực này ít tốn kém và gần như không bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Đây chính là nguyên nhân mà các dự án phát triển điện gió thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.

Để phát huy và khơi dậy các tiềm năng về kinh tế biển, từ nay đến năm 2020, Bạc Liêu sẽ ban hành nhiều chính sách ưu đãi, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp vào đầu tư. Qua đó, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên biển một cách bền vững và tập trung đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động cụm kinh tế ven biển, mở rộng cảng cá Gành Hào. Trong đó, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, dịch vụ hậu cần nghề cá theo hướng đầu tư công nghệ đánh bắt hiện đại và các mô hình dịch vụ phục vụ cho khai thác, chế biến.

Báo Bạc Liêu, 27/10/2015
Đăng ngày 28/10/2015
Lư Dũng

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nga

Sau một giai đoạn trì trệ do ảnh hưởng của cuộc xung đội Nga – Ukraine, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nga đã phục hồi và có xu hướng ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm.

Cá ngừ
• 10:00 24/05/2024

Mỹ có còn là thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam?

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, đóng góp to lớn vào nền kinh tế đất nước. Trong số các thị trường xuất khẩu, Mỹ luôn được xem là điểm đến tiềm năng và mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Hiện nay, thị trường xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đang tăng trở lại, riêng quý I/2024 xuất khẩu nhóm hàng này sang Mỹ đạt gần 324 triệu USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy, Mỹ vẫn tiếp tục giữ vị trí là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Chế biến thủy sản xuất khẩu
• 10:15 23/05/2024

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:35 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 10:34 13/05/2024

Hạn chế tình trạng rơi thức ăn ở chân máy cho tôm ăn

Máy cho tôm ăn là thiết bị phổ biến ở ao nuôi tôm với vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tình trạng thức ăn rơi tại chân máy vẫn còn xuất hiện ở một số máy cho ăn một động cơ khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý thức ăn.

Máy cho tôm ăn
• 07:05 30/05/2024

Biện pháp phòng bệnh tổng hợp trên cá mú, cá chẽm

Cá chẽm, cá mú là loài các cá có sức đề kháng tốt, tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro và tăng năng suất trong nuôi thương phẩm, điều quan trọng là công tác quản lý phòng bệnh cá phải được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên, trong đó quản lý môi trường nước nuôi và chất lượng thức ăn rất quan trọng, quyết định hơn 50% thành công trong nghề nuôi cá chẽm.

Cá mú
• 07:05 30/05/2024

Công dụng của râu tôm

Cơ thể tôm với nhiều bộ phận quan trọng cấu tạo nên một con tôm hoàn chính. Ở từng bộ phận mang một nhiệm vụ riêng biệt, nhưng chắc hẳn bạn chưa từng để ý đến hai sợi râu dài của chúng có tác dụng gì đúng không? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!

Tôm thẻ
• 07:05 30/05/2024

Loài cá sống nhờ vào sự hợp tác của các khác

Giới thiệu về loài cá ép Cá ép, còn được gọi là cá bám tàu hay cá giác mút, là một họ cá có thân hình dài với đặc điểm nổi bật là cơ quan giác mút trên đỉnh đầu, được biến đổi từ vây lưng. Cơ quan này cho phép cá ép bám chặt vào các loài sinh vật biển lớn hơn như cá mập, cá voi, rùa biển, thậm chí cả tàu thuyền.

Cá ép
• 07:05 30/05/2024

Nghề nghêu tỉnh Bến Tre đạt chứng nhận MSC lần 3

Ngày 22 tháng 5 năm 2024, nghề Nghêu tỉnh Bến Tre một lần nữa lại được thắp sáng lên cùng với chứng nhận MSC lần 3. Đây cũng chính là vùng nuôi nghêu đầu tiên của Việt Nam đạt được chứng nhận này vào năm 2009.

Người dân
• 07:05 30/05/2024
Some text some message..