Quỳnh Nhai đảm bảo nuôi trồng thủy sản mùa mưa lũ

Nhờ chủ động triển khai những giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp, huyện Quỳnh Nhai và các HTX, các hộ nuôi cá đã và đang đảm bảo an toàn tốt nhất cho các lồng cá, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Quỳnh Nhai đảm bảo nuôi trồng thủy sản mùa mưa lũ
Thành viên HTX Thủy sản Hồ Quỳnh vệ sinh lồng nuôi cá.

Khai thác tối đa lợi thế mặt nước, từ năm 2010 đến nay, người dân ở huyện Quỳnh Nhai đã phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La theo hướng bền vững, hiệu quả, bảo vệ an toàn các lồng nuôi cá trong mùa mưa lũ.

Theo thống kê, huyện Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.500 ha mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La. Lợi thế này đã giúp cho việc phát triển nuôi cá lồng khá thuận lợi, đến nay, toàn huyện đã có 46 HTX thủy sản hoạt động với quy mô 5.885 lồng nuôi cá; sản lượng cá nuôi và khai thác đánh bắt từ đầu năm đến nay đạt hơn 885 tấn. Để bảo đảm phát triển nghề nuôi cá lồng ổn định, huyện Quỳnh Nhai đã chỉ đạo Tổ tư vấn thủy sản của huyện trực tiếp về cơ sở hỗ trợ, tư vấn các HTX, người dân phương pháp chăm sóc, bảo vệ các lồng cá; đồng thời, thông báo kịp thời tình hình mưa bão kết hợp với hướng dẫn các hộ nuôi trồng thủy sản cách phòng chống để hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản...; tư vấn cho người dân đầu tư lồng cá bằng hệ thống khung thép chắc chắn, phía dưới dùng các loại lưới, nhằm hạn chế thấp nhất lượng cá thất thoát ra bên ngoài...

HTX Thủy sản Hồ Quỳnh, thuộc địa phận xã Chiềng Ơn là một trong những HTX nuôi cá lồng quy mô lớn ở Quỳnh Nhai với 25 thành viên, quy mô 131 lồng cá. Ông Lò Văn La, Giám đốc HTX cho hay: Trước mùa mưa lũ, HTX triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an toàn các lồng cá. Ban Giám đốc HTX chỉ đạo các thành viên kiểm tra, gia cố lại hệ thống lồng nuôi, đầu tư thêm thùng phao nổi, thay mới lưới cũ, rách, di chuyển lồng, bè vào những nơi kín gió, dòng chảy nhẹ để tránh mưa to, gió lớn làm vỡ lồng, trôi lồng. Vào mùa mưa, thời tiết thay đổi liên tục, mực nước lên xuống thất thường, nước từ các khe suối tự do chảy vào lòng hồ dễ làm cho cá mắc các loại bệnh, Ban Giám đốc khuyến cáo các thành viên chủ động bổ sung các loại thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá; thường xuyên vệ sinh lồng bè sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống cho cá, hạn chế dịch bệnh... Đến thời điểm này, các lồng cá của HTX đều được bảo vệ an toàn.

Để đảm bảo an toàn 250 lồng cá của 18 thành viên, Ban Giám đốc HTX Thủy sản An Bình (xã Chiềng Bằng) đã triển khai các giải pháp củng cố hệ thống bè, phao, neo, chòi, hàn chắc khung lồng để cá không nhảy ra ngoài khi mực nước lên; di chuyển thuyền, lồng, bè vào gần bờ để không bị trôi khi mưa lũ xảy ra. Đồng thời, yêu cầu các thành viên tuyệt đối không được ở lại chòi canh, lồng bè, tàu thuyền trên sông khi mưa to, gió lớn, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản.

Trao đổi về vấn đề bảo đảm an toàn các lồng cá của người dân khi có mưa lũ, ông Điêu Chính Hải, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ trưởng Tổ tư vấn thủy sản huyện, cho biết: Tổ thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết để thông tin cho người dân kịp thời triển khai các phương án đảm bảo an toàn các lồng cá. Đồng thời, hướng dẫn người dân gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng và di chuyển vào nơi kín gió, nơi có dòng chảy nhẹ để tránh gió bão làm hỏng lồng; che chắn mặt lồng, bè bằng lưới có kính thước mắt phù hợp. Trường hợp lồng không thể di chuyển cần hạ độ sâu của lồng để giảm bớt sóng gió; che chắn lồng bè bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp. Thường xuyên vệ sinh lồng bè sạch sẽ, thông thoáng để thoát nước; treo túi vôi trước dòng chảy hoặc khu vực cho cá ăn để khử trùng môi trường nước, diệt tác nhân gây bệnh cho cá; phòng bệnh cho cá bằng cách trộn vitamin C và các khoáng chất vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.

Báo Sơn La
Đăng ngày 11/09/2019
Trần Hiền
Nuôi trồng

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 10:16 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 11:13 06/10/2024

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao đã và đang trở thành hướng đi tất yếu của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình nuôi tôm công nghệ cao chính là cơ sở hạ tầng.

Ao nuôi tôm
• 08:34 09/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 08:34 09/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 08:34 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 08:34 09/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 08:34 09/10/2024
Some text some message..