Ra đồng thả trúm bắt lươn

Mới đây, chúng tôi có dịp theo chân những người làm nghề thả trúm bắt lươn ở làng Hội Phước (xã Diên Bình, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa).

lươn
Ông Nguyễn Mỹ đang đặt trúm để bắt lươn đồng

Dẫn chúng tôi ra đến Bàu Xanh (xã Diên Phước) - nơi có khá nhiều ao sen, ao lục bình và cả những đám cây lác mọc um tùm, ông Nguyễn Mỹ, người có thâm niên mấy chục năm làm nghề này giới thiệu: “Nghề đặt trúm bắt lươn ở Hội Phước đã có từ lâu. Hôm nay nước lớn chắc lươn sẽ chịu mò đi ăn đây, phải nhanh tay đặt trúm ở những vị trí đẹp mới được”. Sau khi cho mồi vào ống trúm, ông Mỹ cắm đầu miệng trúm xuống dưới mặt nước chừng 5cm, đầu còn lại nghiêng khoảng 45 độ. Trúm là cái bẫy dụ lươn háo ăn tự chui vào để tìm mồi nhưng không cách nào thoát ra được. Trúm lươn thường làm bằng ống tre, nứa hoặc thậm chí là ống nhựa, dài khoảng 1,2m. Trên thân trúm có các lỗ thông hơi, để khi lươn chui vào miệng trúm vẫn đảm bảo không khí để sống, nếu không lươn sẽ ngạt mà chết hết.

Góp thêm câu chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Lớn, một thợ đặt trúm ở Hội Phước cho biết, trong nghề đặt trúm, ngoài việc biết cách làm mồi sao cho thật tanh thì kinh nghiệm lúc đặt trúm quyết định rất nhiều đến việc trúng hay không. Người có kinh nghiệm phải nhận đoán hướng gió để mùi tanh của mồi có thể lan xa; nhìn thực địa, các loại cỏ mọc nơi đó là thứ gì. Nếu là cỏ lác, sậy thì sẽ bắt được lươn vàng nghệ; còn đặt ống trúm vào mấy đám lục bình, sen thì sáng ra chỉ thấy toàn lươn bông. Sau khi cho mồi vào 40 chiếc ống trúm, ông Lớn lội xuống ao sen để tìm chỗ đặt trúm. Ông cẩn thận cột một vài bụi cỏ đánh dấu nơi đặt trúm của mình để sáng hôm sau việc đi thu các ống trúm được thuận tiện.

Ngồi nghỉ sau khi đặt xong 50 ống trúm, ông Mỹ chia sẻ: Trước đây, ở xã Diên Bình và những địa phương khác ở huyện Diên Khánh có hàng trăm người tranh thủ lúc nông nhàn, nhất là vào mùa mưa tìm đến những ao, bàu để thả trúm bắt lươn đồng. Thời gian gần đây, số người theo nghề tay trái này không còn nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do lươn đồng ngày càng khan hiếm do đánh bắt theo kiểu tận diệt, nhất là nạn chích điện. Ngoài ra, phần lớn ao tù đã được khai phá làm ruộng, trồng cây, lươn mất đất sống. Việc sử dụng thuốc trừ sâu cũng khiến môi trường sống của lươn bị đe dọa. Vì vậy, người đặt trúm không dễ bắt được nhiều lươn như trước. “Nghề này làm chơi mà ăn thật, có đêm nếu gặp may có thể bắt được 5 - 6kg lươn, nhưng có đêm chỉ được khoảng 1 - 1,5kg. Tuy nhiên, lươn bây giờ cũng nhỏ, mỗi con chỉ chừng 0,2kg, những con lớn cũng chỉ khoảng 0,4 - 0,5kg nhưng hiếm gặp. Hiện nay, nhờ các nhà hàng đặc sản ở TP. Nha Trang thu mua nhiều nên lươn đồng có giá cao, khoảng 190.000 đồng/kg, cũng giúp nhiều gia đình có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống”.
 

Trang thông tin điện tử Báo Khánh Hòa, 11/11/2016
Đăng ngày 13/11/2016
H.L
Sinh học

Cơ hội mới cho ngành khai thác thủy sản

Ngành khai thác thủy sản áp dụng linh hoạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo chuỗi cung ứng khai thác thủy sản an toàn, hiệu quả, đặc biệt bảo đảm an toàn dịch bệnh tối đa.

đánh bắt cá
• 13:16 22/10/2021

Ngư dân cô đơn

Gắn bó với biển khơi như cá với nước, ngư dân Nguyễn Khắc Thìn (ngụ xã Quỳnh Long, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) không ngờ có lúc phải chia tay nghề biển.

tàu cá nằm bờ
• 14:53 30/09/2021

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Khoảng 1 tuần nay, làng biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) rộn ràng hơn bởi những khoang thuyền đầy ắp cá cơm, ruốc biển (tép moi) nối đuôi nhau cập bờ.

phơi ruốc
• 17:16 21/09/2021

Thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD/năm nếu mất thị trường EU

Thẻ vàng IUU của EC đã khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm liên tục từ năm 2017 đến nay.

cá ngừ
• 17:02 10/08/2021

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 15:17 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 15:17 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 15:17 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 15:17 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 15:17 23/04/2024