Rận biển: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Trong một bài báo khoa học, các nhà nghiên cứu từ Đại học Melbourne, Viện Nghiên cứu Biển Na Uy và Nofima cho rằng các phương pháp phòng ngừa sự xâm nhập của rận biển lợi thế hơn so với các phương pháp khác và các nhà khoa học cũng đưa ra các phương pháp phòng ngừa hứa hẹn nhất.

rận biển
Nuôi cá thâm canh làm tăng mật độ rận.

Rận là loài ký sinh tự nhiên của cá, nhưng nuôi cá thâm canh làm tăng mật độ rận, dẫn đến khả năng nhiễm bệnh cao bất thường cho cả cá hồi nuôi và cá hồi hoang dã. Thức ăn của rận là máu, chất nhầy và sự xâm nhiễm nghiêm trọng có thể gây lở loét dẫn đến căng thẳng, mất cân bằng thẩm thấu, thiếu máu và tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh cho cá.

Nhiều thập kỷ đổi mới trong việc kiểm soát rận đã cho phép ngành công nghiệp nuôi cá hồi tiếp tục hoạt động ở những vùng dễ bị rận, nhưng không phải không có những lo ngại về môi trường. Hầu hết các nỗ lực nghiên cứu và phát triển cho đến nay đều tập trung vào việc xử lý ở giai đoạn sau nhiễm bệnh. Một cách tiếp cận thay thế là tập trung các nỗ lực quản lý rận vào việc ngăn chặn sự xâm nhập của chúng thông qua các biện pháp can thiệp chủ động (phương pháp phòng ngừa) có thể làm giảm thiệt hại do rận biển gây ra trên cá biển nuôi.

Biện pháp hiệu quả phòng bệnh do rận biển bao gồm các phương pháp phòng ngừa được triển khai nhằm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh mới gồm hai phương pháp phổ biến sau: 

(1) Giảm khả năng tiếp cận của cá hồi và rận ở đầu giai đoạn nhiễm,

(2) Giảm khả năng nhiễm bệnh của cá nuôi sau khi rận biển tiếp cận hoặc/gắn kết thành công.

1. Giảm khả năng tiếp cận vật chủ

Công nghệ rào cản: Giúp giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm bệnh bằng cách sử dụng lưới chuyên dụng vừa có thể làm cách ngăn chặn các loại ký sinh trùng xâm nhập vào môi trường lồng mà vẫn cho phép trao đổi nước đầy đủ.

Cho cá bơi ở độ sâu phù hợp: Để giảm tỷ lệ tiếp cận của rận bằng cách khiến cá hồi bơi dưới độ sâu mà rận có nhiều nhất. Hành vi bơi sâu có thể được thúc đẩy thông qua việc cho ăn sâu hoặc chiếu sáng. Hay bằng cách nhấn chìm lồng nuôi đến độ sâu mong muốn.

Quản lý không gian địa lý: Giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách kiểm soát địa điểm và thời gian nuôi cá hồi.

Lọc và bẫy: Bộ lọc và bẫy có thể được lắp đặt trong hoặc xung quanh lồng nuôi để loại bỏ các loại rận biển lây nhiễm khỏi nước nuôi trước khi chúng tiếp cận với cá hồi.


Một trong những bộ lọc rận có bán trên thị trường. Nguồn: vardaquaculture.

Chất xua đuổi: Các biện pháp can thiệp có thể được sử dụng để xua đuổi rận hoặc che dấu các dấu hiệu của vật chủ có khả năng làm giảm sự gặp gỡ giữa vật chủ và ký sinh trùng ngay cả khi ký sinh trùng xâm nhập vào lồng nuôi. Các chất này có thể được cho vào nguồn nước hoặc được đưa vào thức ăn để làm giảm sự thu hút của rận đối với cá.

Phương pháp vô hiệu hóa: Nhằm tiêu diệt rận - từ giai đoạn trứng đến trưởng thành trong hoặc xung quanh lồng nuôi bằng cách sử dụng các phương pháp như: sóng siêu âm cavitation, dòng điện 1 chiều, chiếu xạ với ánh sáng có bước sóng ngắn…

2. Giảm khả năng nhiễm bệnh của cá nuôi

Thức ăn chức năng: Một số thành phần thức ăn chức năng nuôi cá giúp làm thay đổi lớp chất nhờn hoặc điều chỉnh phản ứng miễn dịch của da cá có thể làm giảm sự thành công của quá trình gắn kết ban đầu hoặc tạo điều kiện cho các phản ứng miễn dịch hiệu quả chống lại chấy mới bám vào. 

Vaccine: Sử dụng vaccin giúp cá phòng bệnh do rận biển gây ra.

Nhân giống cá kháng rận: Gần đây, sự phát triển của công nghệ di truyền giúp tạo ra giống cá có khả năng kháng một số bệnh trong đó có rận biển. Các nhà khoa học đang tiến hành nhân giống chọn lọc các dòng cá hồi kháng rận.

Prevention not cure: a review of methods to avoid sea lice infestations in salmon aquaculture by Luke T. Barrett, Frode Oppedal, Nick Robinson, Tim Dempster

Đăng ngày 09/11/2020
Lệ Thủy
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 00:35 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 00:35 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 00:35 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 00:35 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 00:35 11/01/2025
Some text some message..