Rau câu khiến người nuôi tôm mang nợ

Rau câu mọc dày bất thường ở đầm Ô Loan, huyện Tuy An (Phú Yên) làm tôm chết gây ô nhiễm môi trường

Rau câu phơi từ nhà ra đến mé đầm Ô Loan - Ảnh: M.H.NAM
Rau câu phơi từ nhà ra đến mé đầm Ô Loan - Ảnh: M.H.NAM

Chiều 20-3, trên tuyến đường ven đầm từ xã An Cư qua xã An Ninh Đông (Tuy An), rau câu phơi nối dài, có nơi chất đống như núi. Bà Huỳnh Thị Nhung (xã An Cư) cho biết năm nay rau câu xuất hiện nhiều. Bơi sõng (xuồng nhỏ) ra giữa đầm quơ 15-20 phút là đầy sõng, nhưng giá quá rẻ 2.500 đồng/kg khô.

Theo nhiều người dân sống quanh đầm, rau câu xuất hiện với mật độ khá dày đặc so với nhiều năm đã mang lại thu nhập cho dân, nhưng cũng gây ra ô nhiễm, làm tôm nuôi chết rất nhiều. Ông Nguyễn Xuân Hương, ở An Cư, nói: “Người dân ở đây sống bằng nghề nuôi tôm, mấy năm trước thời điểm này từ sáng đến tối lo che chắn căng bạt làm lại chòi canh trên hồ, vậy mà bây giờ ngồi bó gối trong nhà vì tôm đã chết sạch”. Gia đình ông Hương thả nuôi 50 vạn con tôm sú, 14 ngày sau tôm trồi đầu lên chết không còn một con, chi phí hết 11 triệu đồng tiền giống.

Đầm Ô Loan có diện tích mặt nước gần 1.250ha. Ngư dân năm xã ven đầm (An Cư, An Ninh Đông, An Hải, An Hòa và An Mỹ) hằng năm thả nuôi trên 360ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng, nhưng hiện nay không còn nuôi tôm được. Dọc quanh đầm, chất nhờn nổi lên mùi hôi tanh nồng nặc. Rất nhiều người nuôi tôm ở đầm Ô Loan lâm nợ vì các khoản chi phí đầu tư. Ông Huỳnh Kim Long, ở thôn Tân Long (xã An Cư), đầu vụ đầu tư hơn 20 triệu đồng để cải tạo hồ, tiền mua 10 vạn con giống, bây giờ trong hồ không con nào kể cả tôm đất, phải lội bùn vớt vát ít rau câu trang trải nợ nần. “Ở đây 100 hồ thả tôm nuôi sau hơn một tuần thì 99 hồ tôm chết sạch, còn một hồ dây dưa chưa được năm ngày sau tôm ngắc ngư trồi đầu lên tiếp. Nghề nuôi tôm chết rồi!” - ông Long than vãn.

Theo nhiều người dân, nguyên nhân rau câu nhiều do cửa biển An Hải không thoát nước làm đầm bị ô nhiễm. Người dân đang lo với nguồn nước ô nhiễm, rau câu mọc dày kéo theo rong giẻ, rong nhớt mọc nhiều thêm, sau một thời gian lứa rong này già chết rục dưới đầm làm nước càng ô nhiễm nặng.

Trao đổi về chuyện này, ông Nguyễn Phụng Ngoạn, quyền chủ tịch UBND huyện Tuy An, cho biết: “Năm vừa qua do không có lũ lớn, cửa biển An Hải không mở nên nước trong đầm không thoát được. Hiện đã có dự án khai thông cửa đầm nhưng chưa thực hiện được vì đang vướng dự án cầu Long Phú. Chúng tôi đang cố tham gia thúc đẩy dự án này trả lại môi trường nước trong sạch cho người dân quanh đầm nuôi thủy sản tăng thu nhập”.

http://tuoitre.vn
Đăng ngày 21/03/2013
MẠNH HOÀI NAM - MINH DUYÊN
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 00:01 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 00:01 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 00:01 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 00:01 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 00:01 28/11/2024
Some text some message..