Rau diếp biển: kỳ vọng của nhân loại trong cuộc chiến chống Covid-19

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv (Israel) vừa phát hiện ra rằng ulvan – một chiết xuất tự nhiên từ tảo biển – có khả năng ngăn chặn virus corona lây nhiễm ở cấp độ tế bào.

ulva
Ulva hay rau diếp biển, chứa chiết xuất có thể ngăn ngừa tế bào nhiễm Sars-CoV-2.

Đây là phát hiện rất hứa hẹn bởi ulvan là một nguyên liệu tự nhiên khá rẻ nhưng lại có tiềm năng giúp nhân loại giải quyết một vấn đề nghiêm trọng – sự lây lan của coronavirus trong một bộ phận lớn dân cư không hoặc chưa tiếp cận được nguồn cung vaccine, nhất là ở các nước đang phát triển, khiến hàng triệu nạn nhân bỏ mạng, bên cạnh việc đẩy nhanh sự hình thành những biến thể mới.

Mặc dù nghiên cứu mới chỉ đang ở giai đoạn đầu nhưng chúng ta có quyền hy vọng, rằng khám phá trên sẽ được ứng dụng trong tương lai để phát triển một loại thuốc hiệu quả trong việc giúp ngăn ngừa lây nhiễm Covid và dễ tiếp cận.

Giáo sư Alexander Golberg thuộc Trường Khoa học Môi trường và Trái đất Porter của ĐH. Tel Aviv, người dẫn dắt nghiên cứu, lý giải: “Đến thời điểm hiện tại, mặc dù các loại vaccine Covid đều chứng tỏ được hiệu quả nhất định nhưng chúng vẫn không thể chấm dứt đại dịch lây lan trên quy mô toàn cầu. Chừng nào hàng tỷ người dân tại Thế giới thứ Ba chưa tiếp cận được vaccine, virus vẫn sẽ phát triển thành nhiều biến thể, thậm chí còn có khả năng kháng vaccine. Và cuộc chiến chống Covid-19 sẽ mãi kéo dài.”

rau diếp biển
Ulva là một chi tảo lục ăn được, phân bố rộng rãi dọc theo các bờ biển các đại dương trên thế giới. Ảnh theoutershores.com

Do đó, việc tìm ra một giải pháp rẻ và dễ tiếp cận, phù hợp với những nhóm yếu thế về kinh tế ở các nước đang phát triển thực sự là một bước tiến ngoạn mục. Chúng tôi đã thử nghiệm một hợp chất có trong rong biển – ulvan hay còn gọi là “rau diếp biển” (sea lettuce), thường được sử dụng làm thực phẩm tại một số nơi như Nhật Bản, New Zealand, Hawaii,...

Trước đây đã có những báo cáo về hiệu quả chống lại một số loài virus của ulvan trong nông nghiệp và cả trên người. Vì vậy, khi Covid-19 xuất hiện, chúng tôi đã đề nghị thử nghiệm hoạt tính của nó. Ngay giữa đợt lockdown đầu tiên (tháng 4/2020), các nhà nghiên cứu đã trồng trong phòng lab và chiết xuất ulvan rồi gửi tới Viện Southern Research Institute ở Alabama, Hoa Kỳ – nơi chuyên nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm. Những chuyên gia tại đây đã xây dựng một mô hình kiểm chứng: các tế bào được cho tiếp xúc với cả virus corona và ulvan. Kết quả cho thấy: với sự hiện diện của ulvan, tế bào sẽ không bị nhiễm coronavirus. Nói cách khác, ulvan, trái với những loại chiết xuất tảo khác cũng được mang ra thử nghiệm, có khả năng ngăn chặn không để các tế bào bị nhiễm virus corona.”

Nhóm nghiên cứu thừa nhận, mặc dù rất đáng khích lệ nhưng phát hiện trên mới chỉ như “vết dầu loang trên mặt nước” và hãy còn quá nhiều việc phải làm. Ulva trên thực tế là một hỗn hợp bao gồm nhiều chất, do đó chúng ta cần tìm ra chính xác chất nào có tác dụng ức chế tế bào khỏi sự lây nhiễm và sau đó kiểm chứng hoạt động của nó trên người. GS. Golberg kết luận: “Trong môi trường phòng lab, chúng tôi đã tìm thấy một vật liệu tự nhiên tương đối rẻ và dễ sản xuất, có tiềm năng ngăn ngừa coronavirus. Những phát hiện như vậy ở giai đoạn này có tác dụng khơi dậy sự lạc quan thận trọng.”

Covid-19
Đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục lây lan bất chấp sự phát triển của các loại vaccine. Ảnh saltwire.com

Theo kịch bản lạc quan nhất, ulvan có thể sẽ trở thành giải pháp cho một vấn đề nhức nhối và cấp bách – bảo vệ hàng tỷ người chưa hoặc không được tiếp cận vaccine trước virus corona. Điều đó sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của các biến thể mới, và sau cùng là góp phần thanh toán đại dịch – thứ cho đến nay đã cướp đi sinh mạng của gần năm triệu người – trên toàn cầu.

The Fish Site
Đăng ngày 09/12/2021
Hải Đăng
Sinh học
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Nhựa sinh học từ rong biển

Đối mặt với vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa thì sự hình thành các giải pháp dần thay thế các vật dụng nhựa khó phân hủy này như sử dụng các vật dụng có nguồn gốc từ thực vật hay hạn chế sử dụng vật dụng nhựa sử dụng 1 lần.

Rong biển
• 10:47 10/03/2023

Nghiên cứu mới về kiểm soát tảo nở hoa

Tảo hay gọi chung là thủy sinh thực vật là một thành phần không thể thiếu trong môi trường nước. Tuy nhiên, tảo cũng như những yếu tố khác, có mặt tốt và mặt xấu.

Tảo nở hoa
• 10:58 17/02/2023

Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản

Các nhà nghiên cứu ở Philippines đã phát triển một loại thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ rong biển có thể cải thiện lợi nhuận và tính bền vững của động vật thủy sản nuôi.

Rong biển
• 11:19 30/01/2023

Siro giàu dinh dưỡng từ cá nóc

GD&TĐ - TS Bùi Thị Thu Hiền và cộng sự ở Viện Nghiên cứu Hải sản vừa nghiên cứu thành công sản phẩm siro từ cá nóc đầu tiên tại Việt Nam. Công nghệ giúp nâng cao giá trị của loài cá nóc, vốn thường bị bỏ đi khi khai thác cá.

Siro cá nóc
• 09:52 07/01/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 19:21 01/06/2023

Kiêng tôm khi bị ho?

Người bị ho nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình một số nhóm thực phẩm giàu vitamin, kháng viêm. Việc kiêng một số loại hải sản như tôm là chưa có căn cứ khoa học.

Lột vỏ tôm
• 19:21 01/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 19:21 01/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 19:21 01/06/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 19:21 01/06/2023