Riềng nếp - Phương pháp tự nhiên mới gây mê trên cá

Những nghiên cứu dưới đây được thực nghiệm trên 2 loài cá rô phi và cá Koi đã tìm ra một phương pháp gây mê mới an toàn, thân thiện mà lại có sẵn trong tự nhiên.

Phương pháp tự nhiên mới gây mê trên cá
Gây mê bằng tinh dầu nếp riềng không gây hại cho cá.

Mục đích của gây mê cho cá

Gây mê cho cá là thao tác cần thiết phải làm khi vận chuyển cá xa nhằm tăng tỉ lệ sống và tránh hao hụt. Bởi vì gây mê giúp giảm stress cho tôm cá, giảm tiêu hao oxy, giảm khí CO2, giảm amonia và giảm trầy tróc cho cá do giảm giẫy giụa, quẫy đạp.

Phương pháp gây mê bằng hóa chất đã được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản thường sử dụng hóa chất MS 222 hoặc thuốc gây mê dạng dung dịch sệt chứa Isoeugenol 50%. Nhằm tìm ra những chất gây tê thân thiện với môi trường và không gây tác dụng phụ và tử vong cho các loài thuỷ sản nhiều loài thực vật đã được các nhà khoa học nghiên cứu áp dụng như: rau thơm origanio (Origanum sp), bạch đàn (Eucalyptus sp.) và tinh dầu bạc hà. Những nghiên cứu mới đây đã bổ sung thêm một thảo dược mới là nguồn nguyên liệu tự nhiên đầy hứa hẹn sử dụng để gây mê hữu hiệu cho động vật thủy sản nhằm thay thế các hóa chất thông thường.


Tinh dầu cây riềng nếp

Riềng nếp thuộc họ gừng. Thân rễ chứa tinh dầu gồm cineol, methyl cinnamat; các flavon: galangin, alpinin; kaempferid 3 – dioxy 4 – methoxy flavon. 

Tinh dầu riềng nếp (Alpanga galanga) gây mê trên cá rô phi

Oreochromis niloticus (cá rô phi) là một loài cá được nuôi phổ biến ở Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Nhằm cải thiện quy trình gây mê các nhà nghiên cứu đã thử nghiện và đánh giá hiệu quả gây mê của tinh dầu nếp riềng Alpinia galanga (AGO) trên cá rô phi.

Kết quả cho thấy rằng liều AGO thích hợp gây mê tốt cho cá rô phi là 700 mg / L. Liều này có thời gian khởi tạo và hồi phục lần lượt là 257 và 438 giây. Nồng độ glucose trong máu và cortisol trong huyết tương của cá bị gây mê bằng AGO cho thấy mức độ gần như bình thường cho thấy stress cá trong quá trình vận chuyển không tăng lên.

Nước có chứa tinh dầu nếp riềng ở nồng độ 150 mg / L cho thấy khả năng làm giảm hoạt động và cải thiện chất lượng nước tốt hơn đáng kể so với nhóm cá không có AGO. Điều này chứng minh AGO là tinh dầu thực vật có triển vọng gây tê cho cá rô phi.

Nghiên cứu chiết xuất từ riềng nếp trên cá Koi

Đối tượng nghiên cứu là cá Koi (Cyprinus carpio). Đây là loài cá nổi trội về màu sắc và có giá trị kinh tế rất cao. Chúng được người nuôi cá cảnh trên toàn thế giới ưa chuộng. Một báo cáo mới đây của các nhà khoa học Thái Lan đã nghiên cứu và ứng dụng tinh dầu nếp riềng nhằm đánh giá hiệu quả gây mê cho cá Koi.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng thời gian gây mê đối với cá và thời gian phục hồi của cá sau khi tiếp xúc với AGO được thể hiện theo hàm mũ và tỷ lệ thuận với nồng độ của tinh dầu nếp riềng.

Báo cáo cho thấy AGO hoàn toàn không độc hại đối với sức khỏe cá khi được gây mê với nồng độ AGO 500 mg/L. 

Ở nồng độ 300 mg/L của AGO là thích hợp nhất để gây mê cho cá Koi và các chỉ tiêu an toàn cũng ở mức lý tưởng nhất đối với cá. Nồng độ này có thời gian khởi tạo sự gây mê là 205,55 ± 5,07 giây và thời gian hồi phục là 202,50 ± 9,30 giây. 

Cá trong quá trình vận chuyển được gây mê với AGO sẽ không bị stress vì nghiên cứu các chỉ số gây stress như cortisol và glucose trong máu của cá gần như bình thường. Hơn nữa, mức đường trong máu tăng ít hơn đáng kể so với những những cá được gây mê bởi chất metanosulfon tricaine. Và biểu hiện gen còn cho thấy sau khi tiếp xúc với AGO stress của cá cũng được giảm đi.


Từ 2 nghiên cứu trên cho thấy cây riềng nếp hoàn toàn có thể được dùng như là một chất gây mê tự nhiên cho cá mà không gây hại cho cá. Ở Việt Nam riềng nếp được dùng như là gia vị phổ biến do đó hoàn toàn có thể áp dụng tinh dầu từ riềng nếp gây mê cho cá giống và cá thương phẩm. 


Đăng ngày 20/03/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nguyên liệu

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:44 29/03/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 07:25 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 07:25 18/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 07:25 18/04/2024

VASEP kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho xuất khẩu hải sản

Ngày 08/4/2024, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe thừa ủy quyền Chủ tịch Hiệp hội ký Công văn số 44 /CV-VASEP gửi tới Văn phòng Chính phủ cùng nhiều cơ quan, báo cáo tình hình xuất khẩu quý I/2024 và kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc cho xuất khẩu hải sản.

Tàu
• 07:25 18/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 07:25 18/04/2024