Robot tự thu thập mẫu địa chất dưới đáy biển

Hệ thống ROV có khả năng tự thu thập mẫu vật dưới đáy biển mà không cần đến sự can thiệp của con người.

Thiết bị địa chất
Chiếc NUI đang được hạ thủy để lặn xuống đáy biển Aegean Sea ở độ sâu dưới 500 m trong nhiệm vụ thăm dò núi lửa Kolumbo. Ảnh: Evan Lubofsky/Viện Hải dương học Woods Hole.

Không thể phủ nhận sự hữu dụng của các thiết bị ROV (phương tiện hoạt động dưới nước ở khoảng cách xa), tuy nhiên việc điều khiển chúng bằng tay cầm (console) gắn cần gạt (joystick) lại là một nhiệm vụ chẳng mấy dễ dàng.

Đó cũng là lý do khiến các nhà khoa học không ngừng nỗ lực phát triển những hệ thống ROV có khả năng tự thu thập mẫu vật dưới đáy biển mà không cần đến sự can thiệp của con người.

Một nhóm nghiên cứu tại Viện Hải dương học Woods Hole (WHOI), tiểu bang Massachusetts (Hoa Kỳ), do TS. Rich Camilli dẫn đầu, vừa hoàn thiện một phần mềm tự hoạch định (automated planning software) dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), được thiết kế để có thể làm việc với các ROV.

Công nghệ này đã được trang bị trên chiếc ROV mang tên Neried Under Ice (NUI) của WHOI, dùng cho nhiệm vụ thăm dò, khám phá núi lửa Kolumbo dưới đáy biển ngoài khơi đảo Santorini (Hy Lạp). Nhờ vào sức mạnh của AI, chiếc ROV sẽ quyết định nên viếng thăm khu vực nào và sau đó tự thu thập mẫu địa chất.

Đây có thể được xem là hệ thống robot thu thập mẫu địa chất dưới đáy biển đầu tiên trên thế giới. Gideon Billings, sinh viên cao học đến từ Đại học Michigan (Mỹ), người viết một phần mã nguồn của hệ thống, đã thử nghiệm ra một mệnh lệnh từ xa cho NUI. Thiết bị sau đó đã nhanh chóng phản hồi bằng các thao tác thuần thục của một cánh tay robot – có khả năng tự vươn dài để xúc lấy những khối trầm tích tại một địa điểm cụ thể nào đó. Thường thì nhiệm vụ theo kiểu như vậy sẽ cần đến người điều khiển.

“Đó quả là một bước tiến lớn đối với các ROV thu thập mẫu địa chất,” Camilli nhận định. “Chúng tôi luôn muốn không phải cần đến joystick nữa, và mọi thứ đang tiến triển hết sức thuận lợi.”

Hệ thống trên được phát triển trong khuôn khổ chương trình PSTAR (khám phá hành tinh dựa vào các thành tựu nghiên cứu trong lĩnh vực analog) của NASA, theo kỳ vọng, sẽ giúp nhân loại thực hiện các chuyến thám hiểm đại dương ở những hành tinh xa xôi mà không cần đến nhà du hành. Mặc dù vậy, trong ngắn và trung hạn, nhóm của Camilli vẫn sẽ phát triển một giao diện ngôn ngữ trực quan, giúp các nhà khoa học trực tiếp giao tiếp với ROV, cùng với một nền tảng kết nối cho phép nhiều ROV làm việc và trợ giúp nhau y như một hạm đội.

Khoa học & Phát triển
Đăng ngày 21/01/2020
Hải Đăng
Môi trường

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:09 06/05/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 07:20 07/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 07:20 07/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 07:20 07/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 07:20 07/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 07:20 07/05/2024