Rộn ràng thu hoạch cá ruộng

Mấy ngày nay, trên các cánh đồng ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang rộn ràng hẳn lên bởi người dân đang vào vụ thu hoạch cá ruộng. Tuy năm nay mùa nước nổi không như mong đợi, nhưng năng suất và lợi nhuận đạt khá làm người dân phấn khởi.

thu hoạch cá
Thu hoạch cá ruộng tại xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Vị Thủy là huyện thuần nông với diện tích đất nông nghiệp trên 20.000ha, trong đó canh tác lúa đóng vai trò chủ lực, tạo nguồn thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, với địa hình trũng thấp, nhiều diện tích lúa không thể sản xuất ở vụ 3. Những năm gần đây, diện tích độc canh cây lúa chịu nhiều áp lực khi đất ngày càng suy thoái, sâu bệnh, chi phí đầu tư sản xuất lúa ngày càng tăng.

Ngành nông nghiệp huyện đã xác định nuôi thủy sản là thế mạnh thứ 2 sau cây lúa và cần tìm một giải pháp hiệu quả để hướng đến xây dựng mô hình bền vững, thay đổi dần tập quán canh tác cũ để đa dạng sản phẩm trên cùng một diện tích đất. Đây cũng là năm đầu tiên huyện Vị Thủy tổ chức mô hình chuyển đổi các diện tích đất trồng lúa vụ 3 kém hiệu quả sang nuôi thủy sản với quy mô 50ha. 15 hộ dân tham gia được hỗ trợ 50% chi phí cá giống, thức ăn nuôi vỗ ban đầu và các chi phí vật tư khác. 

Nuôi cá ruộng không phải là cách làm mới mà đã được nhiều người dân ở các xã trên địa bàn thực hiện khá lâu. Tuy nhiên, năm nay các hộ nuôi liên kết chặt chẽ hơn và có sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp huyện trong quá trình thả nuôi đến thu hoạch. Ông Trần Văn Huynh, Giám đốc HTX Nông nghiệp Hai Huynh, cho hay: Thực tế các xã viên đã chuyển từ canh tác lúa vụ 3 sang nuôi cá được 5 năm nay. Lợi nhuận qua các vụ nuôi đều cho thấy hơn hẳn so với lúa, trung bình đạt trên 10 triệu đồng/ha. Thêm vào đó, khi nuôi cá trên ruộng bà con có thời gian nhàn rỗi để làm công việc khác kiếm thêm thu nhập. Vì hầu như cá trên ruộng không đòi hỏi nhọc công chăm sóc hay tốn kém chi phí thức ăn.

Ông Bùi Ngọc Thành, ở ấp 7, xã Vị Thắng, phấn khởi chia sẻ: “Trước khi nuôi cá ruộng, tôi cũng làm lúa vụ 3, nhưng cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng thời tiết xấu nên thất thoát nhiều, ảnh hưởng đến năng suất, thậm chí có vụ lỗ vốn. Không riêng gì HTX, mà các hộ dân bên ngoài cũng chọn cách làm này ngày càng nhiều. Hơn nữa, vụ lúa Đông xuân tiếp theo cũng nhẹ bớt phần nào chi phí phân bón do đất được bổ sung lượng dinh dưỡng từ phân cá, rơm rạ phân hủy”. 

Các loại thường được người dân chọn thả có khả năng thích nghi và phát triển tốt trên ruộng lúa, tận dụng được thức ăn tự nhiên có sẵn như cá chép, mè vinh, mè hoa, rô phi… Sau khi chọn mua con giống, những hộ dân có điều kiện còn nuôi vỗ trong mương trước khi thả ra ruộng để cá khỏe, đạt trọng lượng tương đối, có khả năng thích nghi với môi trường tốt hơn.

 Vụ nuôi cá ruộng năm nay còn có nhiều trở ngại khi tình hình thời tiết bất lợi, lũ về muộn, lượng thức ăn tự nhiên cho cá ít. Cá chậm lớn và trọng lượng không bằng các năm trước. Có nơi mới thả cá không bao lâu phải bơm nước vào để điều tiết nước trên ruộng. Lượng cá đồng sẵn có như cá lóc, cá trê, cá rô cũng ít hơn. Dù vậy, năng suất trung bình theo ghi nhận từ những hộ thu hoạch vừa qua cũng đạt khoảng 2 tấn/ha. Các loại cá trắng như cá chép, mè vinh, mè hoa… được thu mua với giá từ 10.000-12.500 đồng/kg, riêng cá đồng là 35.000 đồng/kg. Các hộ nuôi thu về lợi nhuận khoảng 13 triệu đồng/ha. Theo bà con nhẩm tính, lợi nhuận này vẫn cao hơn so với làm lúa từ 2-3 triệu đồng/ha. Hơn nữa, khi tới thời điểm thu hoạch rộ nhiều người còn linh động trữ cá trong mương để tiếp tục nuôi chờ giá lên.

Ông Trương Văn Trí, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vị Thủy, cho rằng: Để mô hình nuôi cá ruộng đạt kết quả cao bà con cần có mối liên kết và hình thành vùng nuôi rộng lớn để thuận lợi trong quá trình nuôi, cũng như trông coi vùng nuôi, tránh thất thoát khi đến ngày thu hoạch. Có thể thành lập tổ đối ứng công lao động khi thu hoạch đông keng như hiện nay. Thành công từ mô hình chuyển đổi diện tích trồng lúa vụ 3 kém hiệu quả sang nuôi cá là cơ sở để ngành tiếp tục nhân rộng, góp phần giúp bà con mạnh dạn thay đổi thói quen sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để có lợi nhuận cao hơn trên chính mảnh ruộng của mình.

Khi hình thành vùng nuôi lớn và nhân rộng cho nhiều hộ áp dụng, đầu ra cho mặt hàng này và giá cả là mối quan tâm hàng đầu. Nắm bắt được những trăn trở và lo lắng đó của bà con, Chi cục Thủy sản tỉnh khuyến khích người dân nên phát triển hình thức nuôi theo hướng nâng cao giá trị, lựa chọn các đối tượng nuôi có giá trị cao, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của thị trường để đảm bảo đầu ra ổn định, giá bán cao. Ngoài ra, khi cá đạt kích cỡ trưởng thành, bà con có thể thu hoạch dần dần thay vì ồ ạt để tránh tình trạng “đụng hàng dội chợ”.

Báo Hậu Giang
Đăng ngày 21/11/2019
Thiên Trang
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 09:12 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 09:12 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 09:12 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 09:12 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 09:12 19/04/2024