Tái hiện việc săn mồi của rùa khổng lồ
Theo mô tả, con rùa này có kích thước gần bằng một chiếc ô tô nhỏ thời nay. Kích thước hộp sọ của nó bằng khoảng một trái bóng. Hàm của nó cũng phát triển lớn và mạnh để có thể ăn bất cứ thứ gì trong phạm vi của nó từ động vật thân mềm đến các con rùa nhỏ hơn, thậm chí là cá sấu. Nghiên cứu cho thấy, các loài sinh vật khác sinh sống trong khu mỏ này dần dần biến mất bởi nhu cầu lương thực nhằm thoả mãn cho sự thèm ăn của con rùa này quá lớn.
Kèm theo đó, những vết cắn được tìm thấy ở trên mai rùa cho thấy nó thường xuyên đi săn cá sấu ở dưới các hồ nước và gần như thống trị ở khu mỏ than này. Vì thế, không có loài nào khác nào có kích thước như nó tồn tại trong cùng thời điểm đó, nhà nghiên cứu Dan Ksepka, trường Đại học Bắc Carolina cho biết.
Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện một mai rùa gần đó có kích thước lớn gấp đôi một hồ bơi của trẻ em. Độ dày của nó được xác định khoảng 1,72m. Cùng với những mẫu hóa thạch của các con rùa nhỏ hơn cùng thời, tất cả đã chứng minh rằng đây là loài rùa nước ngọt khổng lồ.
Nghiên cứu khảo cổ cho thấy loài rùa này xuất hiện 5 triệu năm sau khi loài khủng long biến mất tại Nam Mỹ. Đây cũng là nơi cư ngụ của rất nhiều loài động vật khổng lồ lúc bấy giờ như loài rắn dài 14 mét được phát hiện trước đây. Lý do giải thích cho sự tồn tại của các loài vật khủng lồ này là sự kết hợp của nhiều yếu tố: lượng thức ăn phong phú, động vật ăn thịt ít, môi trường sống rộng lớn và khí hậu thuận lợi cho sự sinh sôi phát triển…
Những đặc điểm tiến hóa của các loài sinh vật nhằm mục đích thích ứng kịp thời với sự thay đổi của điều kiện tự nhiên. Trong số những hoá thạch được phát hiện tại mỏ than lần này, người ta cũng đã tìm thấy một loài rùa có tên Cerrejonemys có lớp vỏ dày bằng một cuốn sách giáo khoa trung học hiện tại.
Các mô tả chi tiết về phát hiện này được trình bày trên Tạp chí Cổ sinh vật học ngày 17/5.